logo
investo.vn-Banner-8.gif
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 30/11/2020

Cách Tái Cân Bằng Danh Mục Đầu Tư Của Bạn

Đầu tư không đơn giản chỉ xoay quanh xây dựng danh mục đầu tư và để kệ danh mục đó cho đến khi bạn nghỉ hưu. Bạn nên theo dõi sát sao các khoản đầu tư để điều chỉnh kịp thời. Còn được các chuyên gia đầu tư gọi là tái cân bằng danh mục đầu tư.

Cách Tái Cân Bằng Danh Mục Đầu Tư Của Bạn Cách Tái Cân Bằng Danh Mục Đầu Tư Của Bạn

Tái cân bằng danh mục đầu tư đồng nghĩa với việc mua và bán tài sản nhằm duy trì mức rủi ro đầu tư phù hợp. Chiến lược này không chỉ giúp bạn đạt được mục tiêu mà còn có thể nâng cao lợi nhuận cho danh mục của bạn.

Tái cân bằng danh mục đầu tư là gì?

Khi bắt đầu đầu tư, bạn bắt đầu bằng cách vạch ra các mục tiêu và chọn chiến lược phân bổ. Điều này sẽ làm kim chỉ nang cho hoạt động mua bán tài sản của mình. Chiến lược này giúp cân bằng giữa tiềm năng thu được lợi nhuận cao so và hạn chế rủi ro mà bạn có thể chấp nhận được. Bạn có thể mua đồng thời cổ phiếu để thúc đẩy tăng trưởng và lợi nhuận cao. Cũng như đồng thời mua trái phiếu để giữ ổn định thu nhập.

Ví dụ, một danh mục đầu tư dài hạn dành cho những người hưu trí. Danh mục có thể phân có bổ tài sản là 80% cổ phiếu và 20% trái phiếu. Nhưng không phải tất cả cổ phiếu đều giống nhau. 80% cổ phiếu có thể được chia nhỏ thành cổ phiếu công ty lớn tại Mỹ, cổ phiếu công ty nhỏ tại Mỹ và cổ phiếu quốc tế. Tương tự như vậy, trái phiếu có thể được phân chia thành trái phiếu chính phủ Mỹ và trái phiếu công ty.

Tỷ trọng danh mục

Khi các khoản đầu tư trong danh mục thay đổi về giá trị, tỷ trọng danh mục đầu tư có thể lệch khỏi phân bổ tài sản ban đầu. Chẳng hạn, trong khi kế hoạch có thể là đầu tư 80% vào cổ phiếu và 20% vào trái phiếu. Tỷ trọng tài sản đã chuyển sang 85% cổ phiếu và 15% trái phiếu. Xảy ra khi mà tài sản thay đổi giá trị theo lợi nhuận thị trường. Do trái phiếu bạn mua mất giá và cổ phiếu tăng giá trị.

Hoạt động tái cân bằng bao gồm mua và bán các quỹ tương hỗ, quỹ giao dịch hoán đổi (ETF). Bao gồm cả các khoản đầu tư khác để đưa danh mục đầu tư trở lại mức phân bổ tài sản theo kế hoạch. Tiếp tục ví dụ ở trên, bạn sẽ bán 5% số cổ phiếu đang nắm giữ và sử dụng số tiền thu được để mua trái phiếu. Từ đó tỷ trọng danh mục đầu tư của bạn sẽ trở về theo kế hoạch với 80% cổ phiếu và 20% trái phiếu.

Tại sao bạn cần phải tái cân bằng danh mục đầu tư của mình?

Tái cân bằng là một hoạt động vô cùng quan trọng vì hai lý do sau: quản lý rủi ro và cải thiện lợi nhuận.

Kế hoạch phân bổ tài sản được thiết kế để thực hiện hai mục tiêu cạnh tranh. Gồm: tối ưu lợi nhuận và tối thiểu rủi ro. Nếu không tái cân bằng, nhiều danh mục sẽ có tỷ trọng không cân bằng. Ngày càng tập trung vào cổ phiếu và trôi xa khỏi trái phiếu. Nó có thể làm tăng lợi nhuận dài hạn của danh mục. Nhưng cũng có thể sẽ gây thêm rủi ro đáng kể. Bởi nó có thể đẩy giá trị danh mục của bạn lên mức cao hơn. Hoặc cũng có thể đẩy xuống mức thấp hơn dự kiến rất nhiều. Tùy thuộc vào thời hạn đầu tư, mục tiêu và khả năng xử lý các khoản lỗ tiềm ẩn trong ngắn hạn. Cũng như tùy vào mức độ rủi ro lớn hơn này có thể làm lệch hướng kế hoạch tài chính của bạn.

Chiến lược tái cân bằng

Ngoài khả năng kiểm soát rủi ro, chiến lược tái cân bằng thực sự có thể cải thiện lợi nhuận đầu tư. Nó xảy ra khi bạn cân bằng lại hai hoặc nhiều loại tài sản có lợi nhuận kỳ vọng tương đương trong dài hạn.

Ví dụ: tái cân bằng giữa khoản tiền đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán của công ty nhỏ. Thị trường mới nổi và REIT có thể nâng cao lợi nhuận khi bạn bán một quỹ đang hoạt động tốt. Từ đó mua thêm một quỹ khác có hiệu suất kém nhưng trước đây đã mang lại lợi nhuận tương tự. Trong trường hợp đó, bạn có thể bán cao và mua thấp. Đây là mục tiêu cuối cùng của hoạt động đầu tư.

Khi nào bạn nên tái cân bằng danh mục đầu tư?

Khi nào bạn nên tái cân bằng danh mục đầu tư? Khi nào bạn nên tái cân bằng danh mục đầu tư?

Nhìn chung có hai cách tiếp cận về tần suất tái cân bằng danh mục đầu tư. Cách tiếp cận đơn giản nhất là dựa trên thời gian. Bạn có thể cân đối lại danh mục mỗi quý một lần, sáu tháng một lần hoặc có thể một năm một lần. Ngoài tính đơn giản, cách tiếp cận này còn loại bỏ các yếu tố tâm lý. Mà rất có thể khiến nhà đầu tư thay đổi danh mục trong thời gian thị trường biến động mạnh.

Cách tiếp cận thứ hai - cách được nhiều cố vấn tài chính khuyến nghị. Tái cân bằng dựa trên các ngưỡng chịu đựng. Ví dụ: bạn có thể cân bằng lại một loại tài sản. Với tỷ trọng của tài sản đó lệch khỏi phân bổ theo kế hoạch từ 20% trở lên.

Giả sử kế hoạch phân bổ tài sản ban đầu bao gồm 10% đầu tư vào các công ty có vốn hóa nhỏ. Hai mươi phần trăm của tỷ trọng này là 2%. Nếu sử dụng ngưỡng dung sai, bạn sẽ tái cân bằng danh mục khi phân bổ tài sản vốn hóa nhỏ giảm xuống dưới 8% hoặc trên 12%. Trong cả hai trường hợp, tỷ trọng tài sản sẽ chênh lệch 20% so với phân bổ kế hoạch. Nếu một loại tài sản chiếm 50% danh mục đầu tư, bạn sẽ cần tái cân bằng khi loại tài sản đó giảm xuống dưới 40% hoặc trên 60%.

Sử dụng ngưỡng dung

Việc sử dụng ngưỡng dung sai để cân bằng lại danh mục mang theo một số lợi ích nhất định. Đầu tiên, đó là một tiêu chuẩn khách quan. Tương tự như cách tiếp cận dựa trên thời gian để tái cân bằng. Nó nhằm để loại bỏ cảm xúc của nhà đầu tư khỏi quyết định mua bán. Thứ hai, động thái tái cân bằng dựa trên hiệu suất thực tế của một loại tài sản nhất định. Không phải là trong khoảng thời gian tùy ý. Cuối cùng, ít nhất một nghiên cứu đã chỉ ra điều về sử dụng ngưỡng dung. Sử dụng sai 20% để tái cân bằng các loại tài sản có lợi nhuận kỳ vọng. Tương tự có thể nâng cao lợi nhuận của danh mục đầu tư.

Cách tái cân bằng danh mục?

Các bước tái cân bằng danh mục đầu tư thực ra rất đơn giản. Trước tiên, hãy xác định những loại tài sản chệch khỏi phân bổ theo kế hoạch. Nếu đang sử dụng ngưỡng dung sai, bạn cần xác định lại mức chênh lệch. Rằng nó có khiến tỷ trọng tài sản vượt qua ngưỡng phân bổ ban đầu hay không.

Thứ hai, hãy bán các tài sản vượt quá mức phân bổ theo kế hoạch để đưa chúng trở lại ngưỡng ban đầu. Sau đó, sử dụng số tiền thu được để đầu tư vào những loại tài sản đã giảm xuống dưới mức phân bổ ban đầu.

Là một phần của quá trình này, bạn nên xem xét các tác động thuế đến hoạt động tái cân bằng. Tưởng tượng bạn đang tái cân bằng tài khoản hưu trí hưởng lợi về thuế. Chẳng hạn như tài khoản hưu trí cá nhân (IRA) hoặc 401 (k). Lúc này, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Trong trường hợp bạn đang tái cân bằng tài khoản môi giới chịu thuế. Hãy xem xét các tùy chọn để hạn chế việc bán các khoản đầu tư có hiệu suất cao. Và do đó bị đánh thuế cao một cách không cần thiết.

Kết luận cuối cùng về tái cân bằng

Tái cân bằng là một phần quan trọng trong việc quản lý danh mục đầu tư. Thông qua tái cân bằng, bạn có thể giữ nhất quán mức độ rủi ro của danh mục. Thậm chí có thể nâng cao lợi nhuận của bạn. Tuy nhiên, khi tái cân bằng bạn phải cẩn thận để không làm tăng thu nhập chịu thuế trong các tài khoản chịu thuế.

Hậu Dương - Theo forbes

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến