logo
Banner2.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 26/02/2024

Tin tài chính Tuần 9: Mỹ và Eurozone công bố dữ liệu lạm phát

Hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế Tuần 9 (26/02 – 01/03). Đâu là những sự kiện đáng chú ý?

Bản tin tài chính

Các dữ liệu lạm phát sẽ là tâm điểm chú ý của thị trường. Mùa báo cáo tài chính đang dần khép lại và những biến động giá dầu cũng sẽ là những điều mà nhà đầu tư cần chú ý để bắt đầu tuần giao dịch mới.

1. Lạm phát tại Mỹ

Triển vọng lạm phát sẽ trở nên rõ ràng hơn trong tuần này, với việc công bố Chỉ số Giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 1 vào thứ Năm.

Trước đó, các dữ liệu công bố gần đây, bao gồm Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI), Chỉ số Giá sản xuất (PPI) và báo cáo việc làm đều cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ, bất chấp áp lực lãi suất cao. Các số liệu này đã buộc giới đầu tư giảm bớt kỳ vọng vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Các chuyên gia kinh tế dự kiến, chỉ số PCE có thể đạt mức tăng theo tháng là 0,3%, cao hơn mức 0,2% của tháng 12. Việc lạm phát nóng lên có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trì hoãn cắt giảm lãi suất hơn nữa.

Một số dữ kiện kinh tế đáng chú ý khác tại Mỹ bao gồm số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất của Viện quản lý cung ứng (ISM), doanh số bán nhà mới và doanh số bán nhà đang chờ xử lý, cũng như các báo cáo về niềm tin người tiêu dùng của Conference Board và Đại học Michigan.

2. Báo cáo tài chính ngành bán lẻ

Mùa báo cáo tài chính đang dần khép lại, nhưng một số hãng bán lẻ lớn sẽ công bố báo cáo tài chính trong tuần tới, mang lại cho nhà đầu tư thêm nhiều thông tin rõ ràng hơn về sức khỏe chi tiêu của người tiêu dùng – động lực quan trọng của nền kinh tế Mỹ.

Các báo cáo từ Lowe's (NYSE:LOW), Macy's Inc (NYSE:M), TJX (NYSE:TJX) và Best Buy (NYSE:BBY) sẽ lần lượt được công bố trong bối cảnh sự chú ý của thị trường đang dần dịch chuyển từ mùa báo cáo tài chính sang triển vọng chính sách tiền tệ.

Jack Ablin – giám đốc đầu tư tại Cresset Capital là một trong những nhà đầu tư đang kỳ vọng vào những lợi ích nếu nền kinh tế tiếp tục đi theo lộ trình tích cực, hướng tới kịch bản hạ cánh mềm – trong đó, FED có thể hạ nhiệt lạm phát mà không khiến tăng trưởng suy yếu đáng kể.

Ông nói với Reuters: “Nếu chúng ta có thể giảm lạm phát, trong khi tốc độ tăng trưởng chậm lại vừa phải, từ đó tạo ra một môi trường mà FED có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất… điều đó sẽ giúp ích cho các cổ phiếu trung bình.”

3. Lạm phát tại Eurozone

Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ công bố dữ liệu lạm phát vào thứ Sáu. Đây là dữ liệu lạm phát quan trọng cuối cùng được công bố trước thềm cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào ngày 7/3. Các chuyên gia đang kỳ vọng lạm phát trong tháng 2 sẽ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó trong tháng 1, dữ liệu lạm phát giá tiêu dùng tại Eurozone chỉ tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 2,9% trong tháng 12. Điều này cho thấy, lạm phát đang dần hướng về mức mục tiêu 2% của ECB, sau khi đã tăng vọt lên mức hai con số hồi năm 2022.

ECB đã giữ lãi suất ở mức cao kỷ lục kể từ tháng 9 năm ngoái, và cho biết mức tăng trưởng tiền lương vẫn còn quá cao, ngăn cản việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Chủ tịch Bundesbank Joachim Nagel cảnh báo hôm thứ Sáu rằng ECB nên cẩn trọng với việc cắt giảm lãi suất sớm, đặc biệt là trước dữ liệu tiền lương quan trọng trong quý II.

4. Chỉ số PMI Trung Quốc

Các nhà chức trách Trung Quốc đang tăng cường hỗ trợ đà phục hồi còn mong manh của nền kinh tế, bằng việc thực hiện đợt cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 5 năm mạnh tay nhất kể từ trước tới nay. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng gia tăng áp lực pháp lý nhằm vực dậy thị trường chứng khoán đang suy yếu.

Dữ liệu PMI công bố hôm thứ Sáu sẽ đưa ra một số dấu hiệu cho thấy, các biện pháp này đã thành công như thế nào. Các nhà kinh tế dự báo, dữ liệu PMI chính thức sẽ cho thấy lĩnh vực sản xuất vẫn nằm trong ngưỡng thu hẹp, trong khi chỉ số PMI sản xuất của Caixin dự kiến sẽ ổn định.

5. Biến động giá dầu

Giá dầu đã giảm gần 3% vào thứ Sáu và ghi nhận mức giảm trong cả tuần, sau khi một Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết, việc cắt giảm lãi suất có thể bị trì hoãn ít nhất vài tháng nữa. Điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và hạn chế nhu cầu dầu mỏ.

Tính chung trong cả tuần, giá dầu Brent giảm khoảng 2% còn giá dầu WTI giảm hơn 3%. Tuy nhiên, những lo ngại về nguồn cung và nhu cầu nhiên liệu tích cực có thể giúp giá phục hồi trong những ngày tới.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 23/02

Chỉ số quan trọng

Điểm

Thay đổi so với phiên trước

Thay đổi trong 5 ngày

Thay đổi trong 1 tháng

S&P 500 (Mỹ)

5.088,80

+0,03%

+1,66%

+4,04%

NASDAQ (Mỹ)

15.996,82

-0,28%

+1,40%

+3,50%

DOW JONES (Mỹ)

39.131,53

+0,16%

+1,30%

+2,68%

DAX (Đức)

17.419,33

+0,28%

+1,76%

+2,70%

NIKKEI 225 (Nhật Bản)

39.098,68

+2,19%

+2,47%

+7,90%

SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc)

3.004,88

+0,55%

+4,85%

+3,25%

HANG SENG (Hong Kong)

16.725,86

-0,10%

+2,36%

+4,85%

 

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 23/02

Cổ phiếu

Thay đổi

Giá hiện tại

Meta Platforms, Inc. (META)

-19,63%

390,70 USD

Moderna, Inc. (MRNA)

-3,00%

96,46 USD

Advanced Micro Devices, Inc. (AMD)

-2,94%

176,52 USD

Tesla, Inc. (TSLA)

-2,76%

191,97 USD

Macy’s, Inc. (M)

+1,99%

19,50 USD

 

Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 23/02

Vàng: Giá vàng đang giảm nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.031,37 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.046,66 và 2.056,67. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.031,37 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.021,36 và 2.006,07.

Vùng hỗ trợ S1: 2.021,36

Vùng kháng cự R1: 2.046,66

Tin tài chính Tuần 9: Mỹ và Eurozone công bố dữ liệu lạm phát

Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2673 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,2698 và 1,2726. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,2673 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,2645 và 1,2620.

Vùng hỗ trợ S1: 1,2645

Vùng cản R1: 1,2698

Tin tài chính Tuần 9: Mỹ và Eurozone công bố dữ liệu lạm phát

Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0825, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,0837 và 1,0852. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,0825 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,0810 và 1,0797.

Vùng hỗ trợ S1: 1,0810

Vùng cản R1: 1,0837

Tin tài chính Tuần 9: Mỹ và Eurozone công bố dữ liệu lạm phát

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 150,52, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 150,75 và 151,00. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 150,52, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 150,27 và 150,05.

Vùng hỗ trợ S1: 150,27

Vùng cản R1: 150,75

Tin tài chính Tuần 9: Mỹ và Eurozone công bố dữ liệu lạm phát

Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3494 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,3526 và 1,3550. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,3494, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,3470 và 1,3438.

Vùng hỗ trợ S1: 1,3470

Vùng cản R1: 1,3526

Tin tài chính Tuần 9: Mỹ và Eurozone công bố dữ liệu lạm phát

Thuật ngữ

Long: Lệnh mua

Short: Lệnh bán

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

Trading-Platform-VN-370_700@3x.jpg