logo
Theo dõi investo trên google news

thứ ba, 22/08/2023

Bollinger band chuyên sâu và cách ứng dụng chiến lược BB nâng cao

Bollinger Band chuyên sâu là các chiến lược giao dịch nâng cao mà trong đó, Trader kết hợp BB với nhiều chỉ báo khác để nhận được những tín hiệu giao dịch tối ưu hơn. Vậy cụ thể hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về các cách sử dụng kết hợp Bollinger Band với các chỉ báo nâng cao dưới đây nhé!

Bollinger band là gì? Công thức tính bollinger band

Bollinger Band (BB) là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được sáng tạo bởi John Bollinger vào năm 1980. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ sử dụng chỉ báo BB để xác định xu hướng hiện tại của thị trường. Từ đó đưa ra các dự đoán về xu hướng và khả năng di chuyển tiếp theo của giá. Đặc biệt, chỉ báo BB là công cụ đắc lực giúp nhà đầu tư nhận biết hai giai đoạn giá đi ngang (Sideway) và giá tích lũy.

Chỉ báo Bollinger Band được cấu tạo từ đường trung bình động (MA - Moving Average) và độ lệch chuẩn giá. Cụ thể, một dải Bollinger sẽ bao gồm 3 dải cơ bản là Middle Band, Upper Band và Lower Band.

Công thức tính Bollinger Band:

Trên một chu kì mặc định của Bollinger Band là 20 ngày. Ta có công thức tính cụ thể như sau:

  • Middle Band (Dải giữa) = Đường trung bình động trong 20 ngày (SMA20).
  • Upper Band (Dải trên) = Middle Band + (Độ lệch chuẩn trong 20 ngày của giá x 2).
  • Lower Band (Dải dưới) = Middle Band - (Độ lệch chuẩn trong 20 ngày của giá x 2).

Trong đó, độ lệch chuẩn theo quy định của các đường SMA50, SMA20 và SMA10 lần lượt sẽ là 2,1; 2,0 và 1,9. Đây là các độ lệch chuẩn được khuyến nghị bởi người sáng lập John Bollinger.

Ví dụ về cách tính dải BB: Nhà đầu tư giao dịch trên vị thế mua cặp tiền EUR/USD có tỷ giá là 109,35. Dải giữa là đường SMA20 có giá trị là 80, độ lệch giá trong 20 ngày là 1,3. Khi đó ta sẽ có các kết quả sau:

  • Middle Band (Dải giữa) = 80.
  • Upper Band (Dải trên) = Middle Band + Độ lệch chuẩn giá = 80 + 2 x 1,3 = 82,6.
  • Lower Band (Dải dưới) = Middle Band - Độ lệch chuẩn giá = 80 - 2 x 1,3 = 77,4.

Dải Bollinger Band được sử dụng trong phân tích xu hướng thị trường.

Dải Bollinger Band được sử dụng trong phân tích xu hướng thị trường.

Ý nghĩa của dải Bollinger Bands

Dải Bollinger bands siết chặt (thu hẹp)

Dải Bollinger Band siết chặt là khái niệm chỉ xu hướng di chuyển của các dải Bollinger đang tiến đến gần nhau hơn. Khi đó, cả hai đường Upper Band và Lower Band sẽ co lại về phía đường Middle Band (Đường trung bình động MA).

  • Bollinger siết chặt: Khi các dải Bollinger xuất hiện sự siết chặt, nó báo hiệu thị trường cổ phiếu đang bước vào giai đoạn biến động thấp tối thiểu. Tại đó, giá sẽ tăng mạnh trở lại trong thời gian ngắn sắp tới và sự Breakout có thể diễn ra. Chính vì vậy, đây được coi là thời điểm vào lệnh hợp lý với cơ hội kiếm lời cao.
  • Bollinger dãn nở: Ngược lại, khi dải Bollinger bắt đầu có xu hướng dãn ra, các đường Upper Band và Lower Band bắt đầu di chuyển ra xa khỏi đường Middle Band. Nó cho thấy giá thị trường đang có sự biến động mạnh. Nếu vào lệnh thời điểm này, các giao dịch sẽ có phần trăm thoát vị thế cao.

Ý nghĩa của sự thu hẹp trên dải Bollinger.

Ý nghĩa của sự thu hẹp trên dải Bollinger.

Bứt phá

Sự bứt phá là hiện tượng của việc xuất hiện một biến động giá mạnh mẽ và vượt khỏi đường Upper Band hoặc Lower Band của dải Bollinger. Mặc dù sự kiện này luôn thu hút được một sự chú ý lớn của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nó không được coi là một tín hiệu giao dịch tốt. Đặc biệt hơn, điểm phá vỡ này cũng cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào về xu hướng giá và các dự đoán biến động tiếp theo.

Lưu ý: Nếu gặp phải sự bứt phá này, nhà đầu tư không nên tìm kiếm vị thế để vào thị trường. Thay vào đó, hãy chờ đợi và đầu tư vào các cơ hội giao dịch tốt hơn trong tương lai.

Chiến lược giao dịch với Bollinger Bands chuyên sâu

Chiến lược Bollinger Band Squeeze

Bollinger Band Squeeze hay còn gọi là chiến lược giao dịch với “nút thắt cổ chai” Bollinger. Điểm mấu chốt của Bollinger Band Squeeze là khi hai đường Upper Band và Lower Band của dải BB đều sẽ tiến sát vào nhau. Khi đó, giá sẽ xuất hiện dấu hiệu tích lũy. Tín hiệu cho thấy một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh sẽ nhanh chóng diễn ra trong thời gian tới. Tại đây, nhà đầu tư có thể tìm kiếm điểm vào lệnh như sau:

  • Với vị thế mua: Nhà đầu tư vào lệnh mua khi giá phá vỡ khỏi nút thắt, vượt qua đường Upper Band và đi lên.
  • Với vị thế bán: Nhà đầu tư vào lệnh bán khi giá phá vỡ khỏi nút thắt, vượt qua đường Lower Band và đi xuống.

Cụ thể cách đặt lệnh được thực hiện như sau:

  • Điểm vào lệnh: Nhà đầu tư vào lệnh với mức giá đóng cửa của cây nến phá vỡ khỏi vùng cổ chai.
  • Điểm cắt lỗ: Với lệnh Buy, điểm cắt lỗ (Stop Loss) được đặt ở phía dưới vùng nút thắt cổ chai và trùng với vùng đáy hỗ trợ quan trọng gần nhất. Ngược lại, với lệnh Sell, Stop Loss được đặt bên trên vùng kháng cự.
  • Điểm chốt lời: Dựa trên tỷ lệ R:R kỳ vọng của nhà đầu tư. Hoặc chốt lời khi giá chạm đường Upper Band với lệnh Buy. Và chốt khi giá chạm đường Lower Band với lệnh Sell.

Chiến lược giao dịch Bollinger Band Squeeze với nút thắt cổ chai.

Chiến lược giao dịch Bollinger Band Squeeze với nút thắt cổ chai.

Chiến lược Bollinger Bounce

Mỗi khi giá thị trường chạm vào các đường Upper Band và Lower Band của dải BB, thì nhà đầu tư sẽ vào một lệnh giao dịch. Khi này, các đường Upper và Lower của dải Bollinger sẽ được coi như các đường kháng cự và hỗ trợ. Cụ thể:

  • Buy: Nhà đầu tư vào lệnh mua mới khi giá chạm đường Lower Band phía dưới và có xu hướng hướng lên.
  • Sell: Nhà đầu tư vào lệnh bán khi giá chạm đường Upper Band bên trên và di chuyển xuống.

Cách đặt lệnh được thực hiện như sau:

  • Điểm vào lệnh: Nhà đầu tư vào lệnh dựa trên nến tín hiệu xuất hiện tại các vùng giá chạm vào dải BB.
  • Điểm cắt lỗ: Với lệnh Sell, điểm cắt lỗ được đặt ngay bên trên đường Upper Band. Ngược lại, với lệnh Buy, điểm cắt lỗ được đặt ngay dưới đường Lower Band.
  • Điểm chốt lời: Nhà đầu tư chốt lời dựa trên tỷ lệ R:R kỳ vọng trước đó.

Bollinger Bounce đặt lệnh mỗi khi giá thị trường chạm vào dải Bollinger Band.

Bollinger Bounce đặt lệnh mỗi khi giá thị trường chạm vào dải Bollinger Band.

Sử dụng Bollinger bands kết hợp với các chỉ báo khác

Kết hợp bollinger band và các mô hình đảo chiều

Như các chiến lược phía trên, ta có thể thấy rằng việc chỉ sử dụng đơn thuần chỉ báo Bollinger Band cũng đã có thể thực hiện được nhiều giao dịch có lời. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả nhất những tín hiệu của chỉ báo này, nhà đầu tư có thể kết hợp nó bên cạnh các mô hình đảo chiều khác.

Về cơ bản chúng ta biết được rằng, cứ mỗi khi các biến động giá bắt đầu chạy ra xa. Nó sẽ luôn có xu hướng quay về và hướng trở lại đường Middle Band của BB. Chính vì vậy, ta có thể suy ra cách kết hợp dải Bollinger Band với các mô hình đảo chiều thực hiện như sau:

  • Đánh giá các khu vực hỗ trợ và kháng cự giá hiện tại.
  • Đánh giá hình thái Bollinger Bands tại các khu vực đó.
  • Tìm kiếm mô hình đảo chiều như mô hình búa Hammer, mô hình Bullish Engulfing, mô hình Bearish Engulfing,…

Và cuối cùng, dựa trên các dữ liệu thu được từ mô hình và dải BB, nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định điểm vào lệnh mới phù hợp nhất.

Ví dụ: Kết hợp kết hợp tín hiệu giá chạm đường Upper Band của dải BB và bộ 3 nền đảo chiều để xác định điểm vào lệnh và đón xu hướng đảo chiều.

Kết hợp Bollinger Band với các mô hình đảo chiều để đón đầu xu hướng giá mới.

Kết hợp Bollinger Band với các mô hình đảo chiều để đón đầu xu hướng giá mới.

Kết hợp Bollinger Band và RSI

RSI là viết tắt của Relative Strength Index. Đây là chỉ số sức mạnh tương quan, một công cụ để đánh giá sức mạnh hiện tại, hoặc sự suy yếu của xu hướng biến động giá. Theo đó, cách sử dụng RSI cơ bản nhất là khi chỉ báo này vượt trên vùng 70 và cắt xuống, khi này nhà đầu tư sẽ vào vị thế Sell. Ngược lại, khi RSI vượt xuống vùng 30 và cắt lên, nhà đầu tư sẽ vào vị thế Buy.

Khi kết hợp với dải Bollinger Band, Trader cũng sẽ tận dụng cách sử dụng RSI nguyên thủy như trên. Cụ thể, dựa trên tính phân kỳ của chỉ báo RSI nhà đầu tư có thể nhận thấy sự đảo chiều. Trong đó:

  • Phân kỳ giảm: Đây là dấu hiệu của việc tạo đỉnh trong khi RSI tiếp tục giảm.
  • Phân kỳ tăng: Đây là dấu hiệu của việc tạo đáy trong khi RSI tiếp tục tăng.

Theo đó, nhà đầu tư có thể xem xét thêm các yếu tố sau trước khi quyết định vào lệnh:

  • Đối với Bollinger Bands, khi biến động giá càng ra xa, nó sẽ càng có xu hướng quay lại đường Middle Band. Khi này dải Bollinger được coi như một vùng kháng cự động.
  • Đối với RSI, khi sự phân kỳ giảm bắt đầu xuất hiện, thị trường sẽ có khả năng tạo đỉnh mới, tuy nhiên chỉ số RSI vẫn sẽ giảm cho đến khi tạo đỉnh thành công.

Dựa vào 2 yếu tố trên, ta có ý tưởng giao dịch như sau:

Nếu giá đang hướng lên và nằm ở đường Upper Band của Bollinger Bands, Trader cần tìm kiếm một phân kỳ giảm RSI. Và ngược lại, nếu giá đang hướng xuống nằm trên đường Lower Band của Bollinger Bands, Trader cần tìm kiếm một phân kỳ tăng RSI.

Khi đó, theo lý thuyết, giá sẽ bắt đầu có xu hướng quay trở về đường Middle Band của BB. Và, kết hợp với tín hiệu đảo chiều từ sự phân kỳ của RSI, nhà đầu tư sẽ có thể vào lệnh để đón một xu hướng đảo chiều mạnh mẽ.

Kết hợp Bollinger Band với RSI để đón xu hướng đảo chiều.

Kết hợp Bollinger Band với RSI để đón xu hướng đảo chiều.

Kết hợp Bollinger Band và Ichimoku

Ichimoku (Chỉ báo đám mây) là một chỉ báo kỹ thuật chuyên được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ, xác định mức kháng cự, xu hướng giá, đo lường động lượng và cung cấp tín hiệu cho các giao dịch Forex.

Về cơ bản, cách sử dụng Bollinger Band và Ichimoku yêu cầu khá nhiều kinh nghiệm và kiến thức từ nhà đầu tư. Mặc dù kết quả mang về là rất xứng đáng, tuy nhiên, để thành thạo chiến lược này, nhà đầu tư cũng phải đánh đổi rất nhiều giao dịch khác trước đó.

Tuy nhiên, dưới đây là một số lưu ý dành cho nhà đầu tư nếu muốn sử dụng Bollinger Band theo cách này:

  • Lưu ý đấu tiên: Nhà đầu tư cần xác nhận giá đã phá vỡ khỏi đường Upper Band, ít nhất là sau khi thắt nút ở phía trước.
  • Lưu ý thứ 2: Nhà đầu tư cần xác định hai biên BB co lại trên mây (hội tụ 2 biên và pullback cho giá). Việc hai đường Upper và Lower của BB co lại ở phía trên của đám mây Ichimoku là yếu tố bắt buộc.
  • Sau đó các xác nhận trên, nhà đầu tư có thể vào vị thế bán khi giá cổ phiếu chạm vào đường Lower của BB.

Ví dụ: Bạn đọc có thể theo dõi hình ảnh dưới đây để có hình dung rõ hơn về đường cách sử dụng chỉ số Bollinger với đám mây Ichimoku.

Cách kết hợp Bollinger Band và Ichimoku.

Cách kết hợp Bollinger Band và Ichimoku.

Kết hợp Bollinger Band và MACD

Chỉ báo Bollinger Bands sẽ giúp nhà đầu tư nhìn nhận được bản chất chu kỳ biến động của giá. Còn chỉ báo MACD sẽ đưa ra các tín hiệu động lượng theo xu hướng hiệu quả. Vì vậy, việc kết hợp cả hai chỉ báo này cùng lúc sẽ đảm bảo được độ chắc chắn của lệnh giao dịch.

Thông thường, nhà đầu tư sẽ kết hợp Bollinger Band với MACD để nhận định giá trong các giai đoạn giảm tốc hoặc tăng tốc. Qua đó, đưa ra dự đoán về một sự phá vỡ sắp diễn ra.

Cụ thể, cách giao dịch kết hợp Bollinger Band với MACD được thực hiện như sau:

  • Với lệnh Buy: Nhà đầu tư xác định vào lệnh mua khi nhận thấy giá thị trường chạm vào đường Lower Band của BB. Sau đó, các nến giá tiếp tục tiến đến chạm đường Middle Band và đồng thời 2 đường trung bình của MACD xuất hiện sự giao cắt theo chiều từ dưới lên. Khi này, nếu xuất hiện thêm tín hiệu Histogram chuyển từ đỏ sang xanh thì vị thế Buy sẽ chắc chắn có hiệu quả hơn.
  • Với lệnh Sell: Nhà đầu tư vào lệnh Sell khi nhận thấy các nến giá chạm đường Upper Band và liên tục giảm xuyên qua đường Middle Band. Đồng thời, khi đó, cả hai đường trung bình động của MACD giao cắt nhau theo chiều từ trên xuống.

Cách kết hợp Bollinger Band với MACD để tối ưu giao dịch.

Cách kết hợp Bollinger Band với MACD để tối ưu giao dịch.

Kết luận

Trên đây là các tìm hiểu chi tiết hơn về chiến lược giao dịch nâng cao với Bollinger Band chuyên sâu. Về cơ bản, BB vốn đã là một chỉ báo rất chính xác mà mọi Trader đều có thể tận dụng. Tuy nhiên, việc kết hợp các công cụ khác như mô hình nến đảo chiều hay RSI sẽ giúp chiến lược giao dịch đạt tỷ lệ thắng lợi tốt hơn. Hãy tận dụng những gợi ý này và chúc bạn thành công!

Investo - Trang tin tức chứng khoán mỹ hàng đầu Việt Nam.

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến