logo
Theo dõi investo trên google news

thứ năm, 30/03/2023

RSI là gì? Khái niệm, công thức, ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đã trở thành một trong những chỉ báo vô cùng quan trọng. Nhiều nhà đầu tư trên thế giới mang lại lợi nhuận từ RSI. Vậy RSI là gì? Ý nghĩa, ưu nhược điểm và cách ứng dụng ra sao? Cùng Investo giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

  • RSI là gì? Công thức tính chỉ báo RSI

RSI-la-gi RSI là gì?

Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) là chỉ số đo lường sức mạnh tương đối, thể hiện sự biến động tăng lên hay giảm đi của lực mua hoặc lực bán khi phân tích biểu đồ nến.

Xuất hiện từ những năm 1978, được phát hiện bởi J.Welles Wilder Jr. và được giới thiệu thông qua cuốn sách “New Concepts in Technical Trading System, RSI là một đánh giá tình trạng mua quá mức hoặc bán quá mức giúp nhà đầu tư cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định vào lệnh.

RSI trong chứng khoán được hiển thị trên biểu đồ dưới dạng một bộ dao động trong khoảng giá trị giới hạn từ 0 đến 100 và đường chỉ số RSI trong chứng khoán là một đồ thị di chuyển giữa 2 điểm cực trị.

Công thức tính RSI:

cong-thuc-tinh-rsi

Trong đó:

  • RSI: chỉ số đo lường sức mạnh tương đối (nhà đầu tư thường sử dụng chu kỳ RSI 14: 14 ngày giao dịch hoặc 14 giờ giao dịch)
  • RS = tổng tăng/tổng giảm hoặc RS = trung bình tăng/trung bình giảm (tính trên khoản thời gian cụ thể)

Ví dụ minh họa cách tính RSI: Thị trường đóng cửa cao hơn 7 ngày trong số tổng 14 ngày vừa qua với mức tăng trung bình 1%/ Trong khi đó trung bình giảm là - 0,8% với mức giá đóng cửa 7 ngày còn lại.

Khi này, cách tính RSI được quy định như sau:

RSI = 100 = 100/ (1+1%/0.8%) = 55.55

  • Ý nghĩa của chỉ số RSI

Y-nghia-cua-chi-bao-RSI Ý nghĩa của chỉ báo RSI
  • RSI được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực đầu tư, tất cả các giao dịch sử dụng biểu đồ nến để phân tích đều có thể tận dụng chỉ số RSI để gia tăng độ tin cậy khi vào lệnh như chứng khoán, hàng hóa, giao dịch chỉ số, forex, tiền điện tử,..
  • Nhận định xu hướng đảo chiều của giá theo tín hiệu RSI:
    • Giá nằm ở vùng quá mua (RSI>70) hoặc cắt lên trên mức này thì giá có tính đảo chiều giảm.
    • Giá nằm ở vùng quá bán (RSI<30) hoặc cắt xuống dưới mức này thì giá có tính đảo chiều tăng.
  • Dùng để xác định tính phân kỳ của giá, báo hiệu sự đảo chiều xu hướng có thể xảy ra trong tương lai.
  • Cho phép nhà đầu tư nhận định đâu là vùng quá mua và quá bán, khi nào nên vào lệnh “mua đáy bán đỉnh” để thu về lợi nhuận nhiều nhất cho mình.
  • Giúp nhà đầu tư ra quyết định giao dịch hiệu quả hơn.
  • Vùng quá mua, quá bán của RSI

vung-qua-mua-RSI
Vùng quá mua, quá bán của RSI

Khi bật công cụ, chỉ số RSI trong Forex thường được thể hiện thông qua một biểu đồ đặt phía dưới biểu đồ giá của chứng khoán. Để xác định vùng quá mua, quá bán, nhà đầu tư cần lưu ý các mốc 30, 50 và 70. Cụ thể:

  • Chỉ báo RSI biểu thị vùng quá mua (overbought): Nếu trên đồ thị, đường RSI vượt lên trên ngưỡng 70 (RSI>70) thì giá của hàng hóa, cổ phiếu, mã chứng khoán, tiền điện tử,... đó đang rơi vào vùng quá mua, tức nghĩa là giá đang ở mức mua quá nhiều, vượt trên ngưỡng cân bằng, đang trên đà chạm đỉnh và sẽ có xu hướng điều chỉnh giảm trong thời gian sắp tới. Lúc này, nhà đầu tư có thể cân nhắc bán các cổ phiếu nếu đã đạt được mức lợi nhuận mục tiêu.
  • Chỉ báo RSI biểu thị vùng quá bán (oversold): Nếu trên đồ thị, đường RSI vượt xuống dưới ngưỡng 30 (RSI<30) thì giá của hàng hóa, cổ phiếu, mã chứng khoán, tiền điện tử,... đó đang rơi vào vùng quá bán, tức nghĩa là giá đã chạm đáy và sẽ có xu hướng điều chỉnh tăng trở lại trong thời gian sắp tới. Khi này, nhà đầu tư có thể cân nhắc mua cổ phiếu vào.
  • Trường hợp RSI dao động trong khoảng từ 30 - 70 thì giá đang nằm trong vùng trung bình. Riêng trường hợp RSI = 50 thì RSI không biểu thị xu hướng.
  • Sự phân kỳ RSI

Su-phan-ky-RSI Sự phân kỳ RSI

Sự phân kỳ RSI báo hiệu rằng xu hướng giá hiện tại có thể đang suy yếu và nguy cơ cao giá sẽ có thể sẽ đảo chiều xu hướng trong tương lai thông qua sự trái ngược chiều nhau của RSI và xu hướng giá:

  • Phân kỳ tăng giá xảy ra khi RSI có xu hướng tăng nhưng giá lại đang giảm. Điều này báo hiệu dù giá giảm nhưng thị trường đang có xu hướng tăng trưởng nên rất có thể sẽ đảo chiều tăng giá sớm trong tương lai.
  • Phân kỳ giảm giá xảy ra khi RSI có trên đà giảm nhưng xu hướng giá lại đang tăng. Điều này báo hiệu dù giá tăng nhưng thị trường đang dần mất đà nên rất có thể sẽ đảo chiều giảm giá sớm trong tương lai.
  • Ứng dụng thực tiễn của chỉ số RSI trong chứng khoán

Ung-dung-rsi-chung-khoan Ứng dụng RSI trong giao dịch chứng khoán

Trong thực tiễn, chỉ báo RSI thường được sử dụng qua các ứng dụng cơ bản sau:

Ứng dụng Phân tích RSI trên nhiều khung thời gian.

  • Bước 1: Tìm và xác định xu hướng giá và Phân tích RSI trên khung D1
    • Nếu thấy giá đi vào vùng quá mua (RSI > 70), xác định dấu hiệu thị trường đảo chiều tăng sang giảm, chuyển sang H4 để vào lệnh bán.
    • Nếu thấy giá đi vào vùng quá bán (RSI < 30), xác định dấu hiệu thị trường đảo chiều giảm sang tăng, chuyển sang H4 để vào lệnh mua.
  • Bước 2: Xác định điểm vào lệnh H4. Khi này nhà đầu tư cần chuyển sang H4 để xác định điểm mua, bán sau khi nhận biết được xu hướng:
    • Đặt lệnh bán khi chờ được giá vào vùng quá mua.
    • Đặt lệnh mua khi chờ được giá vào vùng quá bán.

Minh họa ứng dụng thực tế:

ung-dung-rsi Ứng dụng RSI vào giao dịch trên nhiều khung thời gian.

Ứng dụng kết hợp RSI và đường MA (Moving Average)

Để thực hiện hóa ý tưởng kết hợp chỉ báo RSI và đường MA, nhà đầu tư cần tuân thủ các bước sau:

  • Bước 1: Vẽ duong RSI và đường ngang trên biểu đồ.
  • Bước 2: Thực hiện vào lệnh:
    • Vào lệnh bán khi SMA 30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 50. Đóng lệnh khi MA 30 cắt lên đường SMA 100 và RSI > 70.
    • Vào lệnh mua khi SMA 30 cắt lên SMA 100 và RSI > 50. Đóng lệnh khi SMA  30 cắt xuống đường SMA 100 và RSI < 30.

Ứng dụng RSI giao dịch tại điểm giá phân kỳ.

Ví dụ thực tế giao dịch trong trường hợp phân kỳ tăng (Bullish Divergence) và trong trường hợp phân kỳ giảm (Bearish Divergence):

Ket-hop-rsi-va-duong-ma Ứng dụng kết hợp chiến lược RSI và đường MA (Moving Average)

Ứng dụng RSI xác định những điểm từ chối biến động (Swing Rejections)

Khi RSI xuất hiện trở lại vùng quá mua hoặc quá bán, tín hiệu “từ chối biến động” tăng sẽ xảy ra thông qua 4 bước sau:

  • Bước 1: RSI rơi vào vùng quá bán
  • Bước 2: RSI lại vượt trở lên mức 30
  • Bước 3: RSI giảm xuống từ đỉnh một mức thấp mới nhưng không quay trở lại vùng quá bán.
  • Bước 4: RSI tăng lên sau đó và phá vỡ mức đỉnh gần nhất.

Ví dụ ứng dụng thực tế biểu đồ tín hiệu từ chối biến động tăng của RSI:

Vi-du-RSI-tin-hieu-tu-choi-bien-dong-tang Ví dụ thực tế tín hiệu từ chối biến động tăng.

Tương tự, tín hiệu “từ chối biến động” giảm của RSI cũng được xác định qua 4 bước sau:

  • Bước 1: RSI rơi vào vùng quá mua
  • Bước 2: RSI giảm xuống dưới mức 70
  • Bước 3: RSI tăng lên từ đáy một mức cao mới nhưng không quay trở lại vùng quá mua.
  • Bước 4: RSI giảm xuống sau đó và phá vỡ mức đáy gần nhất.

Ví dụ ứng dụng thực tế thông qua biểu đồ sau:

RSI là gì? Khái niệm, công thức, ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn.Ví dụ thực tế tín hiệu từ chối biến động giảm.

  • Cách cài đặt RSI trên MT4 và Tradingview

RSI là gì? Khái niệm, công thức, ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn.RSI nâng cao. Cách cài đặt RSI Stock.

Cách cài đặt chỉ số RSI trên nền tảng Meta Trader 4:

Để cài đặt chỉ số RSI trên nền tảng Metatrader 4 (MT4), các nhà giao dịch chỉ cần thao tác một số bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Download nền tảng MT4 về máy, mở phần mềm giao dịch MT4.
  • Bước 2: Trong giao diện màn hình chính của nền tảng, chọn Insert trên thanh Menu => ấn chọn Indicator => ấn chọn Oscillators => chọn chỉ báo RSI (Relative Strength Index).
  • Bước 3: Điều chỉnh các thông tin được hiển thị trên bảng hệ thống. Như đã chia sẻ, thông thường các nhà đầu tư hay lựa chọn chu kỳ 14 ngày để quan sát và đưa ra nhận định chính xác nhất. 

Lưu ý, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tự thay đổi lựa chọn màu cho đường RSI, nét đậm, nét thanh hay các thông số khác tại mục Style.

Cách cài đặt chỉ số RSI trên website Tradingview.com

Chỉ với vài bước cơ bản sau, trader đã có thể cài đặt và sẵn sàng sử dụng chỉ báo RSI trên website Tradingview. Cụ thể:

  • Bước 1: Nhà đầu tư truy cập vào website Tradingview: https://www.tradingview.com/ 
  • Bước 2: Tại ô tìm kiếm, gõ và lựa chọn mã cổ phiếu mà bạn đang quan tâm.
  • Bước 3: Trong khung biểu đồ kỹ thuật giao dịch, ấn chọn phần Indicators, tìm từ khóa chỉ báo  RSI (Relative Strength Index), điều chỉnh các thông số cho phù hợp và bắt đầu quá trình quan sát, phân tích đầu tư.
  • Ưu nhược điểm của chỉ báo RSI

RSI là gì? Khái niệm, công thức, ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn.Ưu nhược điểm chỉ báo RSI. RSI  6 12 24.

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng, đơn giản, dễ dàng.
  • Là công cụ tốt giúp xác nhận tín hiệu mở giao dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch nào dù là đơn giản hay phức tạp.
  • Mở ra cơ hội giao dịch tốt.

Nhược điểm:

  • Chỉ báo RSI trong chứng khoán nhìn chung cũng chỉ là một loại chỉ báo hỗ trợ vì thế RSI không thể phản ánh chính xác 100% biến động thị trường.
  • Luôn có những rủi ro có thể xảy ra vì thế cần kết hợp với những công cụ khác: đường MA (Moving Average), hay kết hợp đường MACD và RSI để gia tăng độ tin cậy và ra phán đoán chính xác hơn.
  • Quy tắc quá mua quá bán với các mốc 30, 70 không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp. Chẳng hạn nếu trong một thị trường biến động mạnh, cổ phiếu có thể vượt ngưỡng 70 sau đó tiếp tục đi sâu vào vùng quá mua mà không đảo chiều hoặc ngược lại đi xuống dưới mức 30 mà vẫn tiếp tục giảm sâu hơn vào khu vực quá bán.
  • RSI chỉ hoạt động tốt tại thị trường có tỉnh ổn định. Nếu thị trường có những biến động mạnh thì giá cổ phiếu vẫn có thể tăng. Do vậy, cần thiết lập một ngưỡng phù hợp với chiến lược đầu tư, diễn biến giá của thị trường để có thể đưa ra một cách thức mua bán phù hợp.
  • RSI trong Forex sẽ chính xác nhất khi đặt trong một trị trường có tính dao động nhưng không biến động quá mạnh, nơi mà giá tài sản có sự xen kẽ chuyển động tăng và giảm chứ không duy trì liên tục một xu hướng cố định.
  • Lỗi sử dụng chỉ báo RSI

Khi sử dụng chỉ báo RSI trong phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư cần lưu ý tránh các sai lầm phổ biến sau:

    • Đặt lệnh bán ngay khi RSI vừa vượt quá ngưỡng 70 - vùng quá mua. Bởi RSI có thể ở mức cao trong một thời gian dài trước khi có tín hiệu đảo chiều.
    • Đặt lệnh mua khi RSI vừa rơi xuống dưới 30 - vùng quá bán. Điều này cũng tương tự cho tín hiệu bán.
    • Mở lệnh mua/bán ngay khi RSI mới thoát khỏi vùng cực trị lần đầu. RSI có thể quay lại vùng cực trị nhiều lần trước khi đảo chiều thật sự.
    • Sell khi thị trường đang quá bán
    • Buy khi thị trường đang quá mua
  • Kết luận

Trên đây, bài viết đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết và chính xác nhất về chỉ báo sức mạnh tương đối RSI (Relative Strength Index) cũng như cách sử dụng, cài đặt, ưu nhược điểm và các ví dụ minh họa thực tế. 

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu và sử dụng hiệu quả chỉ báo này, từ đó tận dụng linh hoạt vào những biểu đồ phân tích kỹ thuật để đưa ra được chiến lược giao dịch tối ưu hoá RSI nhất.

Lan Hương

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến