logo
Theo dõi investo trên google news

thứ năm, 19/09/2024

Chỉ số VN30 là gì? Có nên đầu tư cổ phiếu VN30 không?

Hiện nay, chỉ số VN30 đang có giá trị vốn hóa cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Để có chiến lược đầu tư đúng đắn, bạn nên hiểu rõ các thông tin về chỉ số VN30. Tham khảo ngay bài viết của Investo để biết thêm các kiến thức hữu ích nhé!

VN30 là gì? Ý nghĩa của chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán

Tổng quan

VN30 là tập hợp 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và tính thanh khoản cao trên thị trường chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh triển khai từ năm 2012.  

Trong đó, VN30 giữ vai trò đại diện cho các doanh nghiệp sở hữu quy mô lớn và có tác động “khủng” lên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Vậy nên, những doanh nghiệp này sẽ được chọn lọc kỹ lưỡng dựa vào những tiêu chuẩn khắt khe nhất.

Sàn vn30 là gì?

Tổng quan về chỉ số VN30 

Thông thường, nhóm cổ phiếu VN30 sẽ tập hợp các công ty có giá trị vốn hóa lớn, tính thanh khoản cao, khả năng tăng trưởng ổn định có nhiều đóng góp quan trọng cho thị trường. Đặc biệt, 30 doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán và nắm giữ 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường sẽ phải đáp ứng được các tiêu chí quan trọng như:

  • Doanh nghiệp có đội ngũ quản trị nhân lực và vận hành tốt. 
  • Tổng số giao dịch chứng khoán của 30 doanh nghiệp chiếm 60% giao dịch của thị trường.
  • Chỉ số vốn hóa cao, tính thanh khoản lớn, biến động cổ phiếu thấp, tăng trưởng ổn định mang đến nhiều cơ hội sinh lời hấp dẫn cho nhà đầu tư. 

Các thông tin cơ bản

Nhóm cổ phiếu VN30 được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm vì có quy mô lớn và giữ vai trò then chốt trong quá trình phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu là một nhà đầu tư mới, bạn cần nắm rõ những thông tin cơ bản về chỉ số VN để có chiến lược đầu tư an toàn:

  • Ký hiệu: VN30.
  • Ngày cơ sở VN30: 02-01-2009
  • Giá trị chỉ số cơ sở VN30: 313.34
  • Loại chỉ số: Chỉ số giá

Đối với các cổ phiếu trong danh sách VN30, có 30 mã cổ phiếu chính cũng như 5 mã cổ phiếu dự phòng đáp ứng được tiêu chuẩn sàng lọc. Đồng thời, VN30 có số lượng kỳ điều chỉnh danh mục là 2 kỳ trong một năm. Trong đó, tháng 1 và tháng 7 được chọn làm mốc điều chỉnh danh mục (được gọi là bán niên). Hai lượt điều chỉnh này diễn ra vào thứ 2, tuần thứ 4 của tháng 1 hoặc tháng 7.

Danh sách VN30

Các thông tin cơ bản về chỉ số VN30 

Quá trình thu thập và đánh giá dữ liệu để xét duyệt danh mục VN30  cho kỳ mới diễn ra tối thiểu 1 tuần trước khi chính thức thay đổi cơ cấu. Đồng thời, các lần điều chỉnh hệ số chia và tỷ lệ Free-Float được thực hiện theo quý vào các tháng 1. 4. 7 và 10. Tần suất tính chỉ số VN30 là 5s/lần. 

Ý nghĩa

Trước đây, nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số VN-Index để so sánh giá vốn hóa thị trường ở thời điểm hiện tại so với giá vốn hóa thị trường cơ sở (ngày gốc 28/07/200). Tuy nhiên, các phương pháp tính toán của chỉ số này gây ra một vài bất cập trong việc thể hiện chuẩn xác sự biến động của những mã cổ phiếu trên thị trường. 

Nguyên nhân chính khiến xảy ra bất cập này được xác định là vì cách tính VN-Index chỉ sử dụng giá trị vốn hóa và mức độ chi phối của từng cổ phiếu mà không quan tâm đến lượng cổ phiếu thực tế đang được lưu hành. Đồng thời, VN-Index còn không phản ánh hết sự biến động của giá cả chứng khoán vì không hạn chế triệt để các yếu tố làm ảnh hưởng lớn của các thành phần chiếm tỷ trọng cao trong chỉ số. 

Năm 2012, danh mục VN30 được đưa vào sử dụng chính thức đã giải quyết được những yêu cầu cấp bách của thị trường chứng khoán lúc bấy giờ. Chỉ số VN30 dần chiếm được ưu thế trước VN-Index khi các dự đoán về sự biến động của giá cả cổ phiếu có phần chính xác hơn VN-Index. 

Đồng thời, rổ VN30 còn đóng vai trò như một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của các sản phẩm chứng khoán mới do Sở phát hành như phái sinh và một số quỹ đầu tư mới có tiềm năng trong tương lai. Từ khi ra đời, chỉ số VN30 là đại diện cho các cổ phiếu sở hữu giá trị vốn hóa cao cũng như phản ánh được tính an toàn, ổn định và tăng trưởng hiệu quả nhờ vào tính tăng trưởng cao. 

Đặc biệt, sự đại diện của VN30 cho nhóm cổ phiếu Blue Chip - nhóm cổ phiếu được đánh giá là có sự ổn định và an toàn nhất trên thị trường tài chính nhận được sự săn đón nhiệt tình của các nhà đầu tư. Ngoài ra, sự đại diện này của nhóm cổ phiếu VN30 còn giúp tổ chức và cá nhân có chiến lược đầu tư hiệu quả nhờ vào các thông tin tổng quát về tình hình biến động cũng như xu hướng của thị trường.

Ý nghĩa của chỉ số VN30

Ý nghĩa của chỉ số VN30 

Không chỉ khắc phục được tính chính xác về sự biến động của giá cả, giá cổ phiếu VN30 đã giúp nhà đầu tư bắt kịp các thông tin về những doanh nghiệp đang dẫn đầu trong các lĩnh vực tương ứng và giúp họ có các quyết định đầu tư hiệu quả. Bởi vì, một doanh nghiệp nằm trong mã cổ phiếu VN30 phải đáp ứng yêu cầu các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận và giá trị thương hiệu vô cùng cao. 

Chính tính chất của rổ VN30 sẽ gây tác động không nhỏ lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì nếu hoạt động không hiệu quả sẽ lập tức bị đào thải khỏi nhóm cổ phiếu này. Yếu tố này gây nên những áp lực không hề nhỏ đối với doanh nghiệp nhưng lại tạo nên động lực mạnh mẽ giúp nền kinh tế thị trường phát triển. 

Nhóm cổ phiếu VN30 thực hiện phản ánh rõ sự dịch chuyển của thị trường chứng khoán khi thay đổi thành viên. Việc này cũng là tín hiệu cho thấy một cổ phiếu đang giảm dần trong tính thanh khoản hoặc thị trường đang bắt đầu thay đổi sự quan tâm đến một lĩnh vực khác. Chính sự thay đổi về giá cổ phiếu sẽ cung cấp cho nhà đầu tư thông tin ngành nào đang là xu thế và có tiềm năng ở hiện tại và tương lai. 

Các tiêu chí để một mã cổ phiếu được chọn vào nhóm VN30

Tiêu chí

Danh mục nhóm cổ phiếu VN30 sẽ được cơ cấu mỗi năm hai lần vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm. Trong đó, hạn xét duyệt là vào ngày cuối cùng của tháng 6 và tháng 12. Nếu muốn loạt vào danh sách này, cổ phiếu của doanh nghiệp cần đạt chuẩn các yêu cầu dưới đây:

  • Tỷ lệ vốn hóa: Chọn lọc 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường trung bình cao nhất trong 6 tháng. Trong 50 cổ phiếu này không bao gồm các cổ phiếu đã bị kiểm soát, ngừng giao dịch, thời gian niêm yết trên sàn ít hơn 6 tháng hoặc các cổ phiếu bị cảnh cáo.
  • Tỷ lệ chuyển nhượng tự do - Free-Float: Các cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường có tỷ lệ lưu hành tự do dưới 5% sẽ không nằm trong rổ VN30. 
  • Tính thanh khoản: 20 cổ phiếu xếp đầu tiên trong danh sách các cổ phiếu có giá  trị giao dịch trung bình hàng ngày cao nhất sẽ được đưa vào VN30. Song, các cổ phiếu được xếp từ vị trí 21 - 40 sẽ phải ưu tiên cho các cổ phiếu cũ đồng thời loại bỏ những cổ phiếu ở hạn 41 trở về sau. 

Điều này cũng đồng nghĩa với việc 30 cổ phiếu đầu tiên sẽ nằm trong danh sách chính của danh sách chứng khoán VN30 và 10 cổ phiếu xếp sau sẽ được liệt kê vào danh sách dự phòng.

Điều kiện niêm yết trên sàn VN30

Những tiêu chí khi chọn danh mục VN30 

Sự thay đổi của nhóm cổ phiếu VN30 do các công ty chứng khoán hàng đầu thực hiện phân tích và dự báo trước khi tiến hành cập nhật. Đây cũng chính là lý do khiến giá các mã cổ phiếu được nhiều công ty chứng khoán đánh giá là sẽ nằm trong danh mục VN30 có dấu hiệu tăng lên. 

Vào tháng 7/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã công bố danh mục VN30 trong giai đoạn 05/08/2024 - 24/01/2025. So với danh mục kỳ trước, kỳ này không có sự thay đổi, chi tiết xem trong bảng dưới đây: 

 

STT

Mã cổ phiếu 

Doanh Nghiệp 

Khối lượng lưu hành

Tỷ lệ Free-Float (%)

Giới hạn tỷ trọng vốn hóa (%)

1

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

4.466.657.912 

90%

100%

2

BCM 

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP

1.035.000.000

4%

100%

3

BID

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 

5.700.435.900

4%

100%

4

BVH

Tập Đoàn Bảo Việt 

742.322.764

10%

100%

5

CTG

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 

5.369.991.748

15%

100%

FPT

CTCP FPT

1.460.464.206

85%

78.70%

7

GAS

Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP

2.296.739.847

5%

100%

8

GVR

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP

4.000.000.000

4%

100%

9

HDB 

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

2.892.550.610

75%

100%

10

HPG

CTCP Tập Đoàn Hòa Phát 

6.396.250.200

55%

100%

11

MBB

Ngân hàng TMCP Quân Đội 

5.287.084.052

55%

100%

12

MSN

CTCP Tập Đoàn Masan 

1.438.351.617

45%

100%

13

MWG

CTCP Đầu Tư Thế Giới Di Động

1.461.915.388

80%

100%

14

PLX

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 

1.270/592.235

10%

100%

15

POW

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP

2.341.871.600

25%

100%

16

SAB

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

1.282.562.372

11%

100%

17

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 

3.662.414.356

85%

100%

18

SSB 

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

2.495.700.000

60%

100%

19

SSI

CTCP Chứng Khoán SSI

1.509.138.669

70%

100%

20

STB 

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 

1.885.215.716

100%

100%

21

TCB

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

7.045.021.622

65%

100%

22

TPB

Ngân hàng TMCP Tiên Phong 

2.201.635,009

50%

100%

23

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 

5.589.091.262

11%

100%

24

VHM

CTCP Vinhomes

4.354.367.488

30%

100%

25

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 

2.536.807.534

45%

100%

26

VIC

Tập Đoàn Vingroup - CTCP

3.823.661.561

30%

100%

27

VJC

CTCP Hàng không Vietjet

541.611.561

55%

100%

28

VNM

CTCP Sữa Việt Nam 

2.089.955.445

40%

100%

29

VPB

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 

7.933.923.601

60%

100%

30

VRE

CTCP Vincom Retail 

2.272.318.410

40%

100%

Bảng danh mục cổ phiếu VN30 kỳ 7/2024  

Cách tính chỉ số VN30

Chính vì chỉ số VN30 giữ vai trò đại diện cho các tổ chức có quy mô vốn hóa lớn nên sự biến động của VN30 sẽ có tác động mạnh đến thị trường tài chính nói chung, chỉ số VN-Index, thị trường chứng khoán phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 nói riêng. Vậy nên, bạn cần biết cách tính chỉ số VN30 để dự đoán được xu hướng cũng như sự dịch chuyển trong tâm lý đầu tư bằng công thức dưới đây:

VN30-INDEX = CMV/BMV 

Trong đó:

CMV: Tổng giá trị vốn hóa của toàn bộ doanh nghiệp trong nhóm cổ phiếu VN30 tính tới thời điểm hiện tại. CMV được tính toán dựa theo công thức: CMV = ΣiN * 100=P1i*Q1i*f1i*c1i

Cụ thể: 

  • P1i: Giá cổ phiếu
  • Q1i: Số lượng cổ phiếu
  • f1i: Free-Float - Tỷ lệ cổ phiếu tự do hiện có trên thị trường
  • c1i: Tỷ trọng giới hạn vốn hóa của cổ phiếu i dưới 10%

BVM: Giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp trong danh mục VN30 tính tại thời điểm cơ sở. BMV được tính bằng công thức: BMV = ΣNi=P0i*Q0i*f0i*c0i

Cụ thể: 

  • P0i: Giá của các cổ phiếu ngay thời điểm ban đầu
  • Q0i: Khối lượng cổ phiếu được xác định tại thời điểm ban đầu

Sở dĩ các chuyên gia khẳng định rằng công thức tính VN30 khắc phục được các hạn chế của VN-Index vì mang lại một vài ưu điểm nổi bật dưới đây:

  • Không còn tồn tại yếu tố ảnh hưởng từ sự tăng trưởng của các mã cổ phiếu sở hữu giá trị vốn hóa lớn đến những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu VN30 giới hạn tỷ trọng dưới 10% hỗ trợ đánh giá và nhận định thị trường chứng khoán chính xác và hiệu quả. 
  • Siết chặt tình trạng các mã cổ phiếu nhỏ xảy ra biến động nhiều làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản giảm xuống thấp.
  • Mô phỏng chính xác vì VN30 được thêm trọng số của các cổ phiếu tự do đồng thời loại bỏ các cổ phiếu trong nhóm bị hạn chế nhượng quyền. 

Chỉ số VN30 bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào

Mặc dù chỉ số VN30 mang đến nhiều lợi ích cho hoạt động đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, danh mục này cũng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong nền kinh tế như:

Tăng trưởng GDP: Mức độ tăng trưởng của GDP phản ánh sự phát triển của một quốc gia. Theo đó, nếu thu nhập bình quân đầu người, tài sản tích lũy tăng sẽ làm nguồn vốn đầu tư (trong đó có đầu tư chứng khoán) tăng lên và tác động tích cực đến GDP quốc gia. 

Đồng thời. sự tăng trưởng của GDP sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước và hoạt động xuất khẩu. Khi nhu cầu mua sắm tăng cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải cung cấp một lượng lớn hàng hóa thúc đẩy đầu tư tăng và tăng nguồn vốn. Khi bên trong doanh nghiệp không còn đủ nguồn vốn, họ sẽ sử dụng vay tín dụng ngân hàng, huy động vốn từ nhà đầu tư thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu,...

Các yếu tố tác động đến chỉ số VN30

GDP có tác động đến chỉ số VN30 

Lãi suất: Lãi suất và tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng tỷ lệ thuận với nhau. Điều này có nghĩa là lãi suất tăng thì tiền gửi tăng, lãi suất giảm kéo theo tiền gửi vào ngân hàng giảm. Vậy dòng tiền vốn dĩ sẽ gửi vào ngân hàng sẽ tồn tại ở đâu khi lãi suất giảm? Nguồn vốn này sẽ được người nắm giữ đầu tư trên thị trường khác và thị trường chứng khoán là một lựa chọn điển hình. 

Chính vì lý do này đã thúc đẩy cầu chứng khoán tăng làm ảnh hưởng tích cực đến giá chứng khoán. Ngược lại, khi lãi suất tăng, một lượng lớn dòng tiền sẽ được rút ra khỏi thị trường chứng khoán và gia nhập vào tiền gửi ngân hàng. Hành động này của nhà đầu tư sẽ khiến giá chứng khoán giảm xuống. 

Xuất khẩu: Xuất khẩu có tác động tích cực lên nhiều khía cạnh của nền kinh tế. Nếu xuất khẩu tăng, bình quân thu nhập đầu người, nhu cầu về hàng hóa và đầu tư cũng tăng theo. Để huy động nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, doanh nghiệp sẽ tiến hành phát hành cổ phiếu, trái phiếu,... thúc đẩy tăng chỉ số chứng khoán đặc biệt là VN30. 

Chỉ số Dow Jones: Nếu Dow Jones tăng cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đang tăng. Điều này kích thích nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác và Việt Nam là một trong số đó. Khi tăng xuất khẩu, GDP nước ta sẽ tăng trưởng mạnh và tác động tích cực lên thị trường chứng khoán. 

So sánh giữa chỉ số VN30 và VNIndex

Mặc dùng chỉ số VN30 khắc phục được các nhược điểm của VN-Index nhưng chỉ số này vẫn rất quan trọng với nhà đầu tư. Bời vì, VN-Index giữ vai trò mô phỏng những cổ phiếu đã được niêm yết và giao dịch trên thị trường. 

Đồng thời, VN-Index còn giúp nhà đầu tư nắm bắt giá theo thời gian thực của mọi loại cổ phiếu trên sàn HOSE. Ngoài ra, bằng cách sử dụng VN-Index, nhà đầu tư sẽ dự đoán được xu hướng giá trên trường chứng khoán Việt Nam. 

So sánh VNIndex và VN30

So sánh sự khác nhau giữa chỉ số VN30 và VNIndex

Những lợi ích mà VN-Index mang lại là vô cùng lớn tuy nhiên nhà đầu tư vẫn cần sử dụng chỉ số VN30 để loại bỏ những hạn chế còn tồn tại ở VN-Index như:

  • Công thức chỉ số VN-Index chưa hoàn thiện, chỉ tập trung vào cổ phiếu thành phần, chưa bao quát được tổng thể của toàn bộ cổ phiếu trên thị trường. Mặc dù chỉ số VN-Index tăng nhưng chỉ tăng ở một số doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ lại không tăng hoặc thậm chí có xu hướng giảm.
  • Chỉ số VN-Index lượt bỏ mất các cổ phiếu tự do trên thị trường, Free-Float và sự điều chỉnh của thị trường. 

Chỉ số VN30 và VN-Index mang ý nghĩa bổ sung cho nhau nên cũng tồn tại nhiều đặc điểm giống và khác nhau như:

Giống nhau

VN30 và VN-Index đều có ảnh hưởng đến biến động của mọi cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và tác động đến tâm lý đầu tư của trader. Theo thống kê, khi 2 chỉ số này tăng hoặc giảm thì có đến 80% cổ phiếu tăng hoặc giảm theo. Tuy nhiên, sự biến động của từng cổ phiếu là không giống nhau vì hoạt động kinh doanh, sản xuất tại mỗi doanh nghiệp là khác nhau. 

Khác nhau

Chỉ số VN-Index được xem như thước đo giữa giá trị vốn hóa thị trường ở thời điểm hiện tại và vốn hóa thị trường cơ sở (28/07/2000). Hay nói một cách khác, VN-Index cho thấy hiệu suất của thị trường chứng khoán.

Đối với nhóm cổ phiếu VN30, phạm vi hoạt động hẹp hơn VN-Index và thể hiện kết quả đo lường của sự biến đổi trong giá trị vốn hóa đối với 30 doanh nghiệp đứng đầu thị trường chứng khoán Việt Nam. Bởi vì 80% tổng giá trị vốn hóa của thị trường được xét trong VN30. 

Có nên đầu tư vào cổ phiếu VN30? Các lưu ý khi đầu tư

Thị trường chứng khoán nói chung và VN30 nói riêng luôn có những thay đổi vô cùng bất ngờ. Vậy nên bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi tham gia đầu tư bằng các yếu tố sau:

  • Tính rủi ro: Giống như các loại cổ phiếu khác, nhóm cổ phiếu VN30 vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro xoay quay các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, giá cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng. 
  • Giá cả: Vì có tính thanh khoản cao nên VN30 là sự lựa chọn của rất nhiều nhà đầu tư. Đồng thời, một vài cổ phiếu trong nhóm này sẽ có mức cao hơn giá những cổ phiếu còn lại. 
  • Tốc độ tăng trưởng: Nếu bạn đang thực hiện đầu tư lướt sóng thì cổ phiếu VN30 không phải là loại cổ phiếu phù hợp với bạn. Bởi vì tốc độ tăng trưởng VN30 khá ổn định, chậm và không có nhiều bức phá bất ngờ trong lợi nhuận. Cổ phiếu VN30 chỉ phù hợp cho các nhà đầu tư có chiến lược đầu tư trong dài hạn. 
  • Đánh giá đầu tư dựa vào các chỉ số: Các chỉ số ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), P/E (tỷ lệ giá/khối lượng) và P/B (tỷ lệ giá/triển vọng) rất quan trọng trong quá trình quyết định có nên mua cổ phiếu VN30 không. 
  • Phân tích và đánh giá kế hoạch kinh doanh: Đánh giá chiến lược kinh doanh giúp bạn hình dung được khả năng mở rộng quy mô, phát triển của doanh nghiệp. Việc này có thể hỗ trợ bạn trong quá trình dự đoán xu hướng của cổ phiếu trong tương lai.
  • Lựa chọn cổ phiếu phù hợp với khả năng tài chính: Việc bị cuốn vào xu hướng sẽ khiến bạn mua cổ phiếu mất kiểm soát. Vậy nên hãy cân đối tài chính cá nhân và việc đầu tư để giảm thiểu rủi ro và phân bổ chúng đúng cách. 
  • Nhận cổ tức đều đặn: Những doanh nghiệp trong danh sách VN30 thường thực hiện chia cổ tức đều đặn theo năm. Việc này giúp bạn có một nguồn lợi nhuận ổn định.

Cổ phiếu VN30 mang đến cơ hội đầu tư lớn cho các trader trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng những lưu ý được nêu trên để có chiến lược đầu tư phù hợp. Theo dõi Investo ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin về chỉ số VN30 và thị trường chứng khoán Việt Nam nhé!

Thùy Trang

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến