logo
Theo dõi investo trên google news

thứ ba, 27/09/2022

Hiểu biết xung quanh khái niệm Bullish

Bullish có nguồn gốc từ Bull (chỉ về con bò). Nó là một sự tấn công đối phương hay xu hướng tấn công trên thị trường. Do đó, để biểu thị cho tình hình thị trường ở xu hướng tăng, người ta thường dùng là Bullish. Bullish được dùng để chỉ về xu hướng của thị trường tài chính, ví dụ như ngoại hối, chứng khoán, hàng hóa,...

Đối với nhà đầu tư, Bullish giữ vai trò đặc biệt trong dự đoán thị trường. Nhờ vào thông tin dữ liệu này, trader có thể nhận xét chính xác xu hướng và đưa ra quyết định giao dịch phù hợp hơn.

investo-Bullish-220927

Thị trường Bullish trái ngược với thị trường Bearish (chỉ về thị trường giảm giá). Bullish được phân thành 2 loại là:

Bullish ngắn hạn

Thị trường Bullish ngắn hạn là thị trường có giá tăng nhưng chỉ duy trì trong thời gian ngắn hạn. Nó diễn ra trong vài giờ hoặc kéo dài trong vài ngày sẽ kết thúc.

Bullish ngắn hạn cho thấy tín hiệu chưa được rõ ràng và độ chính xác không cao. Một số trường hợp trader chọn giao dịch có thể bị sai lầm.

Bullish dài hạn

Trái ngược với Bullish ngắn hạn, thị trường Bullish dài hạn sẽ diễn ra lâu hơn. Các loại tài sản tăng giá và duy trì trong vài tuần đến vài tháng và thậm chí là cả vài năm. Mặc dù có ảnh hưởng từ biến động giá nhưng Bullish dài hạn vẫn thể hiện rõ ràng xu hướng tăng. Chính vì thế nên việc mua vào của trader rất thuận lợi.

investo-Bullish2-220927

Thị trường Bullish có những giai đoạn sau:  

  • Giai đoạn bắt đầu: Diễn ra trong khoảng thời gian khá ngắn. Thường là vào cuối giai đoạn Bearish, thị trường đã nhen nhóm xu hướng giá tăng. Tuy nhiên mức tăng chưa cao. Chủ yếu là vừa tăng vừa tích lũy thêm.
  • Giai đoạn đỉnh điểm: Khi lực mua đủ mạnh, giá sẽ bất ngờ được đẩy lên cao. Mức độ mua nhiều hơn khiến giá tăng kéo dài.
  • Giai đoạn suy thoái: Qua thời kỳ đỉnh điểm và cao trào thì sẽ đến lúc suy thoái. Giá có dấu hiệu tăng chậm, nhịp độ giảm và lực bán mạnh hơn. Khi giá đi xuống và giảm nhanh, thị trường đảo chiều và kết thúc Bullish.

Thị trường Bullish là gì có những đặc điểm sau:  

- Nhu cầu mua cao hơn nhu cầu bán

- Với chứng khoán, trader luôn sẵn sàng giao dịch để tìm lợi nhuận

- Với ngoại hối, tâm lý trader không phụ thuộc quá nhiều vào Bullish

- Thị trường Bullish xuất hiện khiến cho truyền thông sôi nổi hơn rất nhiều

Các khái niệm quan trọng về Bullish

Bullish Engulfing

Bullish Engulfing còn được biết đến là mô hình nến Nhật đảo chiều. Vì chúng có hình dạng khá giống với thanh nến đang tăng dài và lực mạnh.

Nhận biết Bullish Engulfing thông qua những yếu tố:

- Xuất hiện vào thời điểm thị trường đang ở cuối xu hướng giảm.

- Nến xanh tăng giá và gần như bao trùm nến đỏ.

- Nếu nến đỏ là nến Doji, tín hiệu đảo chiều càng mạnh mẽ hơn.

investo-Bullish3-220927

Bullish Kicking

Bullish Kicking còn được gọi là mô hình nến Nhật đẩy giá tăng. Nếu mô hình này xuất hiện, bên bán đã nắm quyền thị trường. Tuy nhiên nó vẫn có sự biến động và thay đổi ở những khoảng trống nhất định.

Nhận biết Bullish Kicking thông qua các yếu tố:

- Luôn xuất hiện với xu hướng thị trường đang giảm.

- Marubozu đen xuất hiện ngày đầu và ngày thứ hai là Marubozu trắng.

- Có khoảng cách cụ thể giữa Marubozu đen và Marubozu trắng. 

Bullish Piercing Line

Bullish Piercing Line còn được biết là một loại mô hình nến Nhật. Nó ám chỉ cho xu hướng thị trường biến động từ giảm sang tăng.

Nhận biết Bullish Piercing Line thông qua các yếu tố:

- Xu hướng thị trường giảm.

- Nến giảm và nến tăng có khoảng cách không quá xa nhau.

Bullish Counterattack Line

Bullish Counterattack Line thể hiện cho sự đảo chiều ở vị trí đáy và có mức độ bình thường. Đây là dạng cuối cùng trong các mô hình thị trường Bullish đặc trưng.

Nhận biết Bullish Counterattack Line thông qua các yếu tố:

- Thường xuất hiện với xu hướng thị trường giảm giá.

- Thanh nến đầu của mô hình là nến giảm.

- Thanh nến thứ hai là nến tăng, tạo khoảng trống khi mở cửa.

investo-Bullish4-220927

Lưu ý khi giao dịch trên thị trường Bullish

Giao dịch với Bullish Market, nhà đầu tư phải biết xác định dấu hiệu thị trường và phân tích dữ liệu chính xác. Nhận biết các dấu hiệu báo trước sẽ giúp trader chuẩn bị tâm lý phù hợp hơn.

Tránh FOMO

Thị trường tăng giá sẽ luôn có FOMO. Đây là một hiện tượng sợ hãi bỏ lỡ các cơ hội giao dịch hiệu quả của nhà đầu tư. Đối với thị trường Bullish là gì, trader phải có kế hoạch tránh FOMO tối ưu khi vào giao dịch.

Chờ một Pullback về phía chỉ báo

Nhà đầu tư nên vận dụng kiến thức để có thể tìm ra chính xác vùng giá backtest. Đồng thời nên ưu tiên cho lệnh Long thay vì Short đối với thị trường Bullish. Lưu ý, nên quản lý tốt tài chính và tránh tuyệt đối “ham lệnh”. Vì nó hoàn toàn không hiệu quả khi giao dịch Bullish.

Biết điểm dừng hợp

Một điều lưu ý cuối cùng đó là nhà đầu tư phải biết điểm dừng khi giao dịch thị trường Bullish là gì. Bất kỳ một xu hướng thị trường nào đó cũng có ưu và nhược điểm nhất định. Cơ hội giao dịch tốt nhưng cũng không tránh rủi ro đi kèm. Thế nên, với Bullish, trader phải giao dịch có chiến lược và biết được điểm dừng hợp lý. Như vậy hiệu quả giao dịch và sự thành công mới hoàn hảo nhất.

Hoa Nguyễn

 

 

 

 

 

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến