logo
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 19/02/2024

So sánh Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum Index

Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum Index là hai chỉ báo thường được sử dụng để xác định động lượng thị trường. Mặc dù tương tự nhau nhưng giữa hai công cụ giao dịch này vẫn có một số khác biệt nhất định. Hãy cùng Investo so sánh Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum Index chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

  • Tìm hiểu Stochastic Oscillator là gì ?

  • Định nghĩa: Stochastic Oscillator là chỉ báo kỹ thuật giúp trader xác định xu hướng thị trường, liệu giá có đang nằm trong mức quá mua hay quá bán không.
  • Đặc điểm

  • Cấu tạo: Stochastic Oscillator gồm chỉ báo RSI, MACD và Stochastic.
  • Hiển thị: Stochastic Oscillator là bộ dao động di chuyển giữa hai mức với phạm vi mặc định trong khoảng từ 0 đến 100, thông qua hai dòng hiển thị trên biểu đồ:
    • Đường %K: Giá đóng cửa hiện tại của một tài sản so với phạm vi cao thấp của kỳ. Giá trị tiêu chuẩn cho %K là 3. (Đường màu xanh trong hình minh hoạ phía dưới).
    • Đường %D: Đường tín hiệu hay chính là đường trung bình động đơn giản SMA của đường %K. Giá trị mặc định của %D cũng là 3 hay SMA 3 kỳ chính là giá trị của %K. (Đường màu đỏ trong hình minh hoạ phía dưới).
  • Cách cài đặt: Chỉ báo sử dụng dữ liệu đầu vào trong tính toán có phần khác biệt so với các chỉ báo Stochastics khác nhằm cung cấp các dấu hiệu về việc thị trường tiếp tục di chuyển theo cùng một xu hướng hay đảo chiều theo hướng ngược lại. Theo đó, cài đặt phổ biến nhất cho chỉ báo này là 14,3,3 với 14 là khoảng thời gian nhìn lại.
    • Bước 1: Đăng ký tài khoản và đăng nhập.
    • Bước 2: Trên thanh công cụ, chọn “Insert”, lần lượt bấm chọn “Indicators”, “Oscillator” và “Stochastic Oscillator”.
    • Bước 3: Cài đặt các thông số trong mục Parameters, Scale, Levels, Visualization
    • Bước 4: Bấm OK để hoàn toàn cài đặt.
  • Cách hoạt động: Chỉ báo Stochastic Oscillator giúp trader so sánh giá đóng cửa gần đây nhất với phạm vi giá mở cửa và giá đóng cửa của tài sản trong một khoảng thời gian cụ thể. Giả định giá đóng cửa của một tài sản sẽ ở gần mức cao nhất trong xu hướng tăng và mức thấp nhất trong xu hướng giảm.
    • Khi giá tăng, giá đóng cửa thường sẽ tiến gần đến biên trên của một khung giá.
    • Khi giá giảm, giá đóng cửa thông thường tiến về đường biên dưới của một khung giá.
  • Phạm vi hoạt động: Stochastic Oscillator có thể hoạt động ở cả thị trường có xu hướng và nhiều loại thị trường khác nhau.

So sánh Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum IndexĐặc điểm chỉ báo Stochastic Oscillator

  • Ý nghĩa

Với Stochastic Oscillator, các trader nhận định:

  • Giá trị nằm trên mức 80: Thị trường trong giai đoạn quá mua và có thể sớm đảo chiều.
  • Giá trị nằm dưới mức 20: Thị trường trong giai đoạn quá bán, giá có khả năng ở gần mức đáy ngắn hạn.

Stochastic Oscillator thường được sử dụng theo 3 cách sau:

  • Mức quá mua, quá bán: Xảy ra khi giao dịch vượt quá phạm vi dự kiến.
  • Tín hiệu phân kỳ: Khi chỉ báo và giá không còn di chuyển cùng hướng, báo hiệu sự đảo chiều của xu hướng.
  • Sự giao nhau của các đường chỉ báo: Báo hiệu sự đảo chiều, đột phá và những thay đổi xu hướng khác.

Lưu ý: Mặc dù có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng Stochastic Oscillator cũng tồn tại một số nhược điểm:

  • Duy trì ở vùng quá mua, quá bán quá lâu: Tình trạng này thường xảy ra trong một thời gian dài nếu thị trường có xu hướng mạnh mẽ. Khi này, nhà giao dịch có thể thấy tín hiệu đảo chiều rất lâu trước khi thị trường thật sự đảo chiều.
  • Tín hiệu trễ: Stochastic Oscillator luôn chậm hơn một bước so với những gì đang diễn ra trên thị trường.

So sánh Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum IndexÝ nghĩa chỉ báo Stochastic Oscillator

  • Tìm hiểu Stochastic Momentum Index là gì

  • Định nghĩa: Stochastic Momentum Index hay còn gọi là SMI, là phiên bản nâng cấp của chỉ báo dao động ngẫu nhiên truyền thống.
  • Đặc điểm

  • Cấu tạo: Chỉ số SMI được hình thành ở mức độ tương đối gần so với trung bình của phạm vi giá cao giá thấp.
  • Hiển thị: Các giá trị của Stochastic Momentum Index dao động trong khoảng từ+ 100 đến - 100. Stochastic Momentum Index thường được gọi là chỉ báo quá mua và quá bán, gồm hai đường %K và %D
    • Đường %K: Đường ngẫu nhiên nhanh, đại diện cho sự chuyển động giá chính, thường có giá trị mặc định là 5. (Đường màu cam trong hình minh hoạ phía dưới).
    • Đường %D: Đường trung bình động đơn giản của %K, là đường tín hiệu chậm hơn, thường có giá trị mặc định là 3. (Đường màu xanh lam trong hình minh hoạ phía dưới).

So sánh Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum IndexĐặc điểm chỉ báo Stochastic Momentum Index

  • Ý nghĩa

Các nhà đầu tư nhận định:

  • Giá trị dương: Khi giá đóng cửa cao hơn mức giá trị trung bình hoặc trung bình của phạm vi cao thấp.
  • Giá trị âm: Khi giá đóng cửa thấp hơn mức giá trị trung bình hoặc trung bình của phạm vi cao thấp.
  • Giá trị cực trị: Tín hiệu của tình trạng mua quá mức hoặc bán quá mức. 

Stochastic Momentum Index thường được sử dụng theo nhiều cách khác nhau:

    • Để tạo tín hiệu mua: Giao dịch khi chỉ báo SMI tăng trên mức - 50.
    • Để tạo tín hiệu bán: Giao dịch khi chỉ báo SMI giảm xuống dưới mức +50.
  • Để xác định xu hướng chung:
    • Xu hướng tăng: Giá trị trên +40.
    • Xu hướng giảm: Giá trị dưới -40.
  • Để chỉ ra một xu hướng sai: Dựa vào sự phân kỳ của giá trên thị trường.
  • Để báo hiệu sự kết thúc của một xu hướng: Nếu thị trường tiếp tục tạo ra các đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ nhưng SMI lại tạo ra một loạt các đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ. Điều này báo hiệu một đáy mới đang hình thành trên thị trường.

Lưu ý: Mặc dù SMI cung cấp các tín hiệu đáng tin cậy hơn và ít bị ảnh hưởng bởi xu hướng sai lệch hơn nhưng do SMI nhanh hơn nên nhiều trader phải tăng chu kỳ %K để làm chậm chí báo. Tuy nhiên, đường %D sẽ không được điều chỉnh bởi nếu tăng %D, tốc độ tín hiệu sẽ giảm.

So sánh Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum IndexÝ nghĩa chỉ báo Stochastic Momentum Index

  • So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum Index

Giống nhau 

Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum Index đều được sử dụng để chỉ ra động lượng trên thị trường.

Khác nhau

Hai chỉ báo Stochastic Oscillator và SMI có một số khác biệt rõ ràng nhằm phân biệt sự phù hợp với các phong cách giao dịch khác nhau. Cụ thể:

Tiêu chí

Stochastic Oscillator 

Stochastic Momentum Index

Cách tích

Đơn giản hơn, chỉ sử dụng giá hiện tại và mức giá cao/thấp nhất trong kỳ để tính toán.

Sử dụng nhiều phép tính hơn để tạo ra mức trung bình trong phạm vi biến động giá, từ đó tạo ra cái nhìn mượt mà hơn về mức đóng cửa so với phạm vi giá

Phiên bản

Đơn giản, truyền thống, thể hiện động lượng của thị trường định hướng theo giá đóng cửa của bất kỳ khoảng thời gian nhất định nào trên thị trường (Ví dụ: Một ngày, một tuần,..)

Phiên bản tinh tế hơn, cho thấy động lượng đóng cửa tương ứng với phạm vi giá trung bình trong một khoảng thời gian cụ thể

Đặc điểm

Hạn chế do nhạy cảm đối với giá đóng cửa, vì vậy có thể gây ra biến động. 

Các nhà đầu tư thường tìm cách làm dịu đi các dao động trong bộ chỉ báo này bằng các thay đổi chu kỳ thanh, chu kỳ tổng thể hoặc %D

Đáng tin cậy hơn để dự đoán các bước ngoặt trên thị trường, không bị ảnh hưởng bởi các biến động giá, ít có khả năng dự báo xu hướng sai lệch hơn và cung cấp những dấu hiệu về việc liệu rằng giá của cổ phiếu có đang giai đoạn bước ngoặt hay nó sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng hiện tại

So sánh Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum IndexSo sánh Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum Index

  • So sánh cách sử dụng của 2 chỉ số trên

Giống nhau 

Đều được sử dụng để xác định động lượng thị trường dựa trên các ngưỡng giá trị và hai đường hiển thị %K và %D.

Khác nhau

Tiêu chí

Stochastic Oscillator 

Stochastic Momentum Index

Cách sử dụng

- Xác nhận mức quá mua, quá bán

- Xác nhận tín hiệu phân kỳ.

- Xác nhận sự đảo chiều thông qua sự giao nhau của các đường chỉ báo

- Xác nhận tín hiệu mua

- Xác nhận tín hiệu bán

- Xác định xu hướng chung

- Chỉ ra một xu hướng sai

- Báo hiệu sự kết thúc của một xu hướng:

So sánh Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum IndexSo sánh Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum Index về cách sử dụng.

  • Những điểm chung về lợi ích và hạn chế của cả 2 là gì ?

Lợi ích 

Nhiều nhà đầu tư sử dụng cả hai chỉ báo này để xác định đà thị trường. Mặc dù cả hai chỉ báo đều không phải cách chắc chắn để xác định xu hướng giá nhưng mỗi chỉ báo đều có thể đưa ra những phản ánh sâu sắc về tâm lý của thị trường và mối quan hệ của chúng với biến động giá.  

Nói cách khác, cả hai công cụ phân tích này đểu có thể giúp trader hiểu được tâm lý thị trường về bất kỳ cổ phiếu, quỹ ETF hoặc các lĩnh vực liên quan.

Hạn chế

Cả hai chỉ báo đều không giúp trader nhận định chính xác nhất về thị trường, chẳng hạn như gặp hạn chế về tín hiệu trễ hoặc không thể xác nhận động lượng.

So sánh Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum IndexSo sánh Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum Index dựa trên điểm chung về lợi ích và hạn chế.

  • Những ý kiến khác

Nhiều ý kiến khác cho rằng Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum Index đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Stochastic Oscillator

  • Đặc điểm: Stochastic Oscillator giúp trader xác định động lượng trên thị trường một cách đơn giản tuy nhiên lại dễ bị nhạy cảm với biến động giá, gây ra các tín hiệu sai.
  • Tín hiệu: Điều này thường xảy ra khi chỉ báo tạo ra tín hiệu giao dịch nhưng giá lại thông theo kịp tín hiệu đó. Điều này có thể dẫn đến nhiều thua lỗ trong giao dịch, đặc biệt là trong những điều kiện thị trường không ổn định.
  • Cách giải quyết: Sử dụng xu hướng giá làm bộ lọc tín hiệu và chỉ xác nhận các tín hiệu cùng hướng với xu hướng chung.

So sánh Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum IndexChỉ báo Stochastic Oscillator trong điều kiện thị trường không ổn định.

Stochastic Momentum Index

  • Đặc điểm: Stochastic Momentum Index là chỉ báo dễ sử dụng, giúp các nhà đầu tư xác định những thay đổi tiềm ẩn trong đà giá, đưa ra tín hiệu rõ ràng về giao dịch đảo chiều xu hướng và đảo chiều trung bình. Tuy nhiên, hạn chế của SMI là chỉ giúp trader xác nhận xu hướng thay vì phản ánh động lượng thị trường.
  • Cách giải quyết: Kết hợp chỉ báo SMI với các chỉ báo kỹ thuật khác, chẳng hạn như chỉ báo sức mạnh tương đối RSI, trung bình động hội tụ phân kỳ MACD,... để giúp trader xác nhận động lượng thị trường. 
  • Kết luận

Trên đây, bài viết đã so sánh Stochastic Oscillator và Stochastic Momentum Index chi tiết dựa trên các tiêu chí về khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cách sử dụng, lợi ích và hạn chế. Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trên, trader đã hiểu rõ hơn về hai loại chỉ báo này, dựa vào lợi thế khác biệt để chọn loại chỉ báo phù hợp với phong cách giao dịch của mình để chinh phục những mức lợi nhuận hấp dẫn trên thị trường tài chính nhé!

Lan Hương

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến