Tổng hợp tin tức cho tuần 11/12 – 15/12 hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện nổi bật nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?
Đây sẽ là một tuần giao dịch bận rộn của giới đầu tư với hàng loạt dữ liệu về lạm phát, việc làm và hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, tâm điểm chú ý của thị trường sẽ đổ dồn vào cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm 2023 của các ngân hàng trung ương lớn.
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nhóm họp trong hai ngày 12 – 13/12. FOMC được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5,25 – 5,50% trong cuộc họp thứ ba liên tiếp, khi lạm phát tại Mỹ đang dần hạ nhiệt.
Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm manh mối về việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tuần này, mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng, FED có thể đưa ra bất kỳ thông điệp nào ôn hòa quá mức, trong bối cảnh lạm phát vẫn ở trên mức mục tiêu 2%. Các nhận định của FED về triển vọng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát cũng sẽ được chú ý.
Các số liệu việc làm tốt hơn dự kiến trong tuần trước đã khiến kỳ vọng của giới đầu tư về khả năng FED cắt giảm lãi suất trong tháng 3/2024 giảm từ mức 65,0% xuống 53,0%. Nhiều ý kiến cho rằng, FED sẽ bắt đầu cắt giảm muộn hơn, vào tháng 5. Mức dự báo cắt giảm trong cả năm 2024 cũng giảm từ 1,25 điểm % xuống còn 1,1 điểm %.
Bên cạnh quyết định lãi suất của FED, giới đầu tư cũng sẽ theo dõi sát các dữ liệu quan trọng của kinh tế Mỹ, được công bố trong tuần này.
Dữ liệu lạm phát giá tiêu dùng (CPI) công bố vào thứ Ba và lạm phát giá sản xuất (PPI) công bố vào thứ Tư, có thể không ảnh hưởng đến cuộc họp của FED trong tuần này, nhưng sẽ tác động tới các quyết định chính sách trong tương lai.
Chỉ số CPI tháng 11 được dự báo sẽ hạ nhiệt, chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chỉ số CPI cốt lõi (đã loại bỏ các mặt hàng có giá biến động cao như lương thực thực phẩm và năng lượng) cũng sẽ giảm nhẹ từ mức 4,1% xuống 4,0%.
Doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 11 được dự báo sẽ tiếp tục chững lại, với mức giảm theo tháng là 0,1%, tương tự như trong tháng 10. Áp lực từ lạm phát và lãi suất ở mức cao, đang ảnh hưởng đáng kể đến sức chi tiêu tiêu dùng của người dân Mỹ và hoạt động của ngành bán lẻ trong giai đoạn cuối năm.
Ba ngân hàng trung ương lớn khác của Anh, châu Âu và Thụy Sĩ cũng sẽ lần lượt công bố quyết định lãi suất trong ngày thứ Năm tuần này.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) được dự báo sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 1,75%, sau khi đã làm như vậy trong tháng 9. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng được dự báo sẽ làm điều tương tự trong bối cảnh lạm phát tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã hạ nhiệt đáng kể.
Đáng chú ý, một số quan chức ECB có quan điểm diều hâu cũng đã nhận định rằng, việc lạm phát hạ nhiệt gần đây tại Eurozone là đáng chú ý, và khả năng tăng lãi suất hơn nữa là khó xảy ra. Các nhận xét này đã củng cố kỳ vọng của giới đầu tư vào khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất ở mức 0,25 điểm % trong tháng 3/2024.
Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất 15 năm là 5,25% trong cuộc họp thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, trái ngược với FED và ECB, BOE được dự báo sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn, khi lạm phát tại Anh dù hạ nhiệt, vẫn tăng tới 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu GDP của Vương quốc Anh sẽ được công bố vào thứ Tư. Các chuyên gia dự báo, nền kinh tế nước này sẽ đạt mức tăng trưởng theo năm là 0,6% trong tháng 10, thấp hơn đáng kể so với mức 1,3% của tháng 9. Trước đó, thông báo từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) cho thấy, kinh tế Anh đã đi ngang trong quý III.
Các số liệu về thị trường việc làm tại Anh cũng sẽ nhận được nhiều sự chú ý. Các chuyên gia dự báo số việc làm trong tháng 9 sẽ tăng 110 nghìn vị trí, cao hơn đáng kể so với mức 54 nghìn của tháng 8. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ tăng từ mức 4,2% trong tháng 9 lên 4,3% trong tháng 10.
Dữ liệu việc làm của Australia sẽ được công bố vào thứ Năm. Theo ước tính hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp được dự đoán sẽ tăng cao lên tới 3,8%, khi tốc độ tăng trưởng việc làm sẽ chậm lại từ mức 55.000 của tháng 10 xuống mức 10.000 trong tháng 11. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động dự kiến sẽ giảm nhẹ từ 67,0% xuống 66,9%.
Các chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Eurozone, Vương quốc Anh và Mỹ sẽ lần lượt được công bố vào thứ Sáu, cung cấp thêm cho nhà đầu tư thông tin về sức khỏe của các nền kinh tế.
Chỉ số quan trọng |
Điểm |
Thay đổi so với phiên trước |
Thay đổi trong 5 ngày |
Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) |
4.604,37 |
+0,41% |
+0,21% |
+4,28% |
NASDAQ (Mỹ) |
14.403,97 |
+0,45% |
+0,69% |
+4,39% |
DOW JONES (Mỹ) |
36.247,87 |
+0,36% |
+0,01% |
+5,73% |
DAX (Đức) |
16.759,22 |
+0,78% |
+2,21% |
+10,01% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) |
32.307,86 |
-1,68% |
-3,36% |
-0,80% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) |
2.969,56 |
+0,11% |
-2,05% |
-2,28% |
HANG SENG (Hong Kong) |
16.334,37 |
-0,07% |
-2,95% |
-5,05% |
Cổ phiếu |
Thay đổi |
Giá hiện tại |
Kohl’s Corporation (KSS) |
+3,14% |
24,65 USD |
The Boeing Company (BA) |
+3,11% |
244,70 USD |
Morgan Stanley (MS) |
+2,40% |
82,28 USD |
Macy’s, Inc. (M) |
+2,35% |
17,39 USD |
FedEx Corporation (FDX) |
+2,19% |
272,21 USD |
Vàng: Giá vàng đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.010,56 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở 2.026,41 và 2.049,92. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống ở dưới mức 2.010,56 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1.987,05 và 1.971,20.
Vùng hỗ trợ S1: 1.987,05
Vùng kháng cự R1: 2.026,41
Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2551 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,2599 và 1,2650. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,2551 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,2500 và 1,2452.
Vùng hỗ trợ S1: 1,2500
Vùng cản R1: 1,2599
Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0763, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,0802 và 1,0840. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,0763 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,0725 và 1,0686.
Vùng hỗ trợ S1: 1,0725
Vùng cản R1: 1,0802
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 144,24, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 145,98 và 146,97. Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 144,24, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 143,25 và 141,51.
Vùng hỗ trợ S1: 143,25
Vùng cản R1: 145,98
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3583 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,3615 và 1,3641. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,3583, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,3556 và 1,3524.
Vùng hỗ trợ S1: 1,3556
Vùng cản R1: 1,3615
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán