logo
Theo dõi investo trên google news

thứ ba, 20/06/2023

Tính thanh khoản là gì? Vai trò của tính thanh khoản trong đầu tư

Thanh khoản là gì?” Là một nhà đầu tư chắc hẳn đã không ít lần được nghe qua định nghĩa của từ này. Tuy nhiên, vai trò, yếu tố và sự tác động của tính thanh khoản lên nhà đầu tư và thị trường như thế nào thì không phải ai cũng hiểu. Cùng Investo tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Tính thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản (liquidity) là thuật ngữ dùng để mô tả mức độ linh hoạt của một loại tài sản bất kỳ trong việc mua và bán trên thị trường một cách dễ dàng, nhanh chóng mà không gây biến động đáng kể đến giá trị thị trường của tài sản đó. Đơn giản hơn, tính thanh khoản của một tài sản là khả năng chuyển đổi tài sản, sản phẩm thành tiền mặt.

Một thị trường có thanh khoản cao cho phép các nhà giao dịch mua hoặc bán tài sản một cách nhanh chóng với số lượng lớn và không gây biến động đáng kể đến giá. Ngược lại, thanh khoản thấp có thể tạo ra khó khăn trong việc mua hoặc bán tài sản và có thể dẫn đến sự tăng giảm giá không đáng kể.

Đó là lý do vì sao tính thanh khoản là một trong những tiêu chí quan trọng giúp các tổ chức tín dụng có thể đánh giá một doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không.

Thanh khoản là gì? Rủi ro của tính thanh khoản trong đầu tư Tính thanh khoản thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của một loại loại tài sản bất kỳ

VD: Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản. Vì tiền có thể được sử dụng để mua bán và trao đổi tất cả các loại hàng hoá trên thị trường một cách đơn giản và nhanh chóng. Ngược lại, các tài sản như bất động sản,nhà máy và máy móc,... có tính thanh khoản thấp hơn. Bởi vì để chuyển đổi những loại tài sản này thành tiền thường cần mất thời gian tìm người giao dịch có nhu cầu muốn mua.

Một số khái niệm khác của thanh khoản

Dưới đây là một vài khái niệm khác giúp nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về “thanh khoản là gì?”:

Mất thanh khoản là gì?

Đây là một tình huống cực kỳ đáng lo ngại trong xu hướng giảm của cổ phiếu, khi giá liên tục đạt mức sàn và có sự chênh lệch lớn giữa khối lượng bán và khối lượng mua. Đặc biệt, tình huống này trở nên nguy hiểm và đặt ra rủi ro cao nhất khi nhà đầu tư sử dụng giao dịch ký quỹ.

Tính thanh khoản cao là gì?

Tính thanh khoản cao là một thuộc tính của sản phẩm, nó phản ánh khả năng chuyển đổi của loại tài sản đó thành tiền mặt hoặc các tài sản có giá trị khác. Tính thanh khoản cao của tài sản thể hiện qua lượng người mua và người bán có sẵn để thực hiện giao dịch. Đồng thời, giá trị của sản phẩm sẽ không bị ảnh hưởng lớn khi quá trình diễn ra.  

Vai trò của tính thanh khoản trong đầu tư

Khái niệm trên cũng đã cho thấy rằng tính thanh khoản có vai trò khá quan trọng trong đầu tư, đặc biệt là đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Đối với Doanh nghiệp

Vai trò của tính thanh khoản đối với một doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Dưới đây là một số vai trò chính:

  • Quản lý dòng tiền: Tính thanh khoản giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt được các vấn đề trong tình hình thanh toán và tài chính, từ đó đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất. 
  • Khả năng đáp ứng nợ: Tính thanh khoản giúp doanh nghiệp phát hiện và loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn, đảm bảo tính đúng hạn của các khoản vay nợ. Từ đó giúp giữ vững niềm tin của các nhà đầu tư và đối tác đang có ý định đầu tư vào doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ hoạt động kinh doanh: Tính thanh khoản giúp đội ngũ lãnh đạo phát triển các chiến lược quản trị phù hợp, nhằm tối ưu hóa nguồn tài chính và tăng cường tính thanh khoản. Điều này đảm bảo sự linh hoạt và sự bền vững của dòng tiền để tận dụng cơ hội phát triển. Đồng thời tiết kiệm tài nguyên khi đối mặt với khó khăn.

Đối với Nhà đầu tư

  • Khả năng đầu tư: Tính thanh khoản của một doanh nghiệp cho phép nhà đầu tư có thể đánh giá và nhận biết được rủi ro và các khoản nợ của doanh nghiệp trong tương lai. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định có đầu tư hay không. Một doanh nghiệp có tính thanh khoản cao sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.
  • Đánh giá rủi ro: Tính thanh khoản cung cấp thông tin quan trọng về rủi ro đầu tư. Các tài sản mang tính thanh khoản thấp sẽ có thể gặp khó khăn trong việc bán ra hoặc chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thiết. Khi đó nhà đầu tư sẽ xem xét tính thanh khoản của tài sản để đánh giá rủi ro và quyết định.
Vai trò của tính thanh khoản trong đầu tư Tính thanh khoản đóng vai trò quan trọng đối với cả nhà đầu tư và doanh nghiệp

Phân loại tài sản theo tính thanh khoản

Dưới đây là thứ tự xếp hạng của 5 loại tài sản theo tính thanh khoản mà nhà đầu tư cần nắm:

  • Tiền mặt và các tài sản tương đương tiền mặt: Tiền mặt, tiền gửi ngắn hạn, quỹ tiền mặt và các tài sản tương tự có tính thanh khoản cao nhất. Chúng có thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Đầu tư ngắn hạn: Chứng khoán, tiền điện tử và cổ phiếu,... Đây đều là những loại tài sản mang tính thanh khoản lớn chỉ đứng sau tiền mặt. Tỷ lệ chấp nhận chuyển đổi sang tiền mặt của những loại tài sản này nhanh và khá cao. 
  • Các khoản phải thu: Sẽ tương đương với các khoản nợ ngắn hạn và phụ thuộc vào các hạn thời gian thanh toán khác nhau. 
  • Ứng trước ngắn hạn: So với hàng tồn kho thì đây cũng được xem là một loại tài sản sở hữu tính thanh khoản cao.
  • Hàng tồn kho: Là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất vì để bán được mất rất nhiều thời gian và công đoạn.
Phân loại tài sản theo tính thanh khoản Biểu đồ phân loại tài sản theo tình thanh khoản từ thấp đến cao

4 Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản 

Có thể thấy, tính thanh khoản có sức ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp và cả một thị trường. Quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản sẽ giúp nhà đầu tư có thể biết được mức độ thanh khoản của các sản phẩm sẽ đầu tư trong tương lai. Vậy các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản là gì? 

Chỉ số tài chính của doanh nghiệp

Các chỉ số này sẽ trực tiếp phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp hiện tại trên thị trường. Những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt và tốc độ tăng trưởng cao, cổ phiếu sẽ có tính thanh khoản cao. Ngược lại, nếu các chỉ số tài chính không đạt kết quả tốt, thì cổ phiếu của công ty sẽ mang tính thanh khoản kém.

Chính sách và quy định của nhà nước

Chính sách và quy định của nhà nước ảnh hưởng gián tiếp đến tính thanh khoản của cổ phiếu. Vì hầu hết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tuân theo các quy định của các cơ quan quản lý, Nhà nước và các chính sách kinh tế vĩ mô. 

Các hạn chế của nhà đầu tư nước ngoài

Pháp luật đã quy định, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 30% cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần và 49% cổ phiếu của doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác. 

Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài không thể mua hết số cổ phiếu mà họ mong muốn. Vì vậy họ phải lựa chọn loại cổ phiếu phù hợp nhất. Tuy điều này có ý nghĩa bảo vệ lợi ích và quyền lực của doanh nghiệp trong nước. Nhưng nó cũng hạn chế cơ hội của các doanh nghiệp trong nước để tiếp cận với giới đầu tư nước ngoài.

Tâm lý nhà đầu tư

Tâm lý của nhà đầu tư ảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán. Đa số nhà đầu tư thường chỉ có hứng thú trong việc giao dịch mua bán khi thị trường đang trong giai đoạn tăng trưởng. Khi thị trường đi vào giai đoạn "downtrend", họ thường trở nên cảnh giác và cẩn thận hơn trong việc đưa ra quyết định giao dịch.

4 Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản Khả năng thanh khoản chịu ảnh hưởng lớn từ các chính sách và quy định của nhà nước

Bẫy thanh khoản và cách nhận diện

Đến đây, có lẽ bạn đọc đã nắm được định nghĩa “Thanh khoản là gì?” cũng như vai trò của nó đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư ra sao. Để hạn chế được các tác hại của thanh khoản gây ra, nhà đầu tư cần biết và tránh được các bẫy thanh khoản kịp thời. 

Bẫy thanh khoản là gì? 

Bẫy thanh khoản (hay liquidity trap) là một hiện tượng thị trường xảy ra khi mức lãi suất giảm quá thấp, khiến người ta có xu hướng giữ tài sản dưới dạng tiền mặt thay vì đầu tư vào các tài sản khác mang lại lợi nhuận.

Cách nhận diện bẫy thanh khoản

  • Lãi suất danh nghĩa tiến gần hoặc bằng 0: Khi mức lãi suất danh nghĩa có dấu hiện tiến gần hoặc bằng 0 trong một khoảng 1 thời gian. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều người, khiến họ có xu hướng giữ tiền mặt và các tài sản không mang lại lợi nhuận thay vì đầu tư vào các kênh tài chính khác như chứng khoán.
  • Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương không hiệu quả: Việc tiến hành các đợt bơm tiền vào nền kinh tế nhằm phục hồi không mang lại kết quả như mong đợi. Nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, khiến người dân và doanh nghiệp không muốn vay tiền để phát triển sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, các ngân hàng thương mại cũng áp dụng chính sách thắt chặt việc cho vay để hạn chế rủi ro nợ xấu.
  • Dấu hiệu giảm lạm phát: Điều này cho thấy người dân trở nên cẩn trọng hơn trong việc tiêu dùng, dẫn đến sự giảm nhu cầu trong nền kinh tế và góp phần vào việc kiềm chế lạm phát.
Bẫy thanh khoản là gì? Cách nhận diện bẫy thanh khoản Bẫy thanh khoản là gì? Cách nhận diện bẫy thanh khoản chính xác

Những rủi ro thanh khoản nào nhà đầu tư cần tránh?

Các rủi ro thanh khoản chứng khoán xảy ra khi các nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp hoặc các tổ chức tài chính không còn khả năng chi trả và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn một cách đầy đủ và đúng hạn như các cam kết trước đó. 

Những rủi ro này đem đến rất nhiều hậu quả nặng nề cho cả nhà đầu tư và nền kinh tế:

  • Hoạt động đầu tư bị ảnh hưởng: Khi lãi suất tiền gửi tăng, nguồn tiền được gửi vào ngân hàng tăng mạnh, gây giảm kênh huy động vốn trong nền kinh tế.
  • Lãi suất vay cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Gây tăng giá (lạm phát tăng) và giảm quy mô đầu tư. Điều này dẫn đến sự giảm tăng trưởng của nền kinh tế.
  • Lạm phát do rủi ro thanh khoản sẽ tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân.

Biện pháp hạn chế rủi ro thanh khoản trong đầu tư 

Có thể thấy rủi ro thanh khoản dẫn đến các hậu quả lớn tác động trực tiếp lên nền kinh tế và đời sống người dân. Vì vậy, nhà đầu tư cần nắm bắt rõ các biện pháp hạn chế rủi ro sau:

  • Tạo sự thu hút và đa dạng hóa nguồn vốn bằng cách sử dụng các công cụ thị trường mở như: tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước và trái phiếu Chính phủ,...
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ tái cấp vốn để gia tăng nguồn vốn.
  • Tuân thủ, thực hiện và quản lý chặt chẽ các quy định về hoạt động tín dụng do Nhà nước ban hành.
  • Tái cơ cấu các nguồn vốn vay và huy động một cách khôn ngoan để đảm bảo sự hợp lý.
  • Cân bằng ổn định tỷ lệ tiền gửi ngân hàng và duy trì lượng tiền mặt dự trữ.
  • Quản lý chặt chẽ các rủi ro liên quan đến thanh khoản.
Biện pháp hạn chế rủi ro thanh khoản trong đầu tư Tái cơ cấu vốn là một trong các biện pháp giúp hạn chế rủi ro thanh khoản trong đầu tư

Kết luận

Qua bài viết trên, Investo huy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về tính thanh khoản là gì cũng như vai trò và các rủi ro của thanh khoản trong đầu tư. Nắm bắt và hiểu rõ về thanh khoản sẽ giúp bạn hạn chế được các rủi ro không đáng có trong quá trình đầu tư và quản lý tài sản.

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến