logo
Theo dõi investo trên google news

thứ sáu, 02/02/2024

Đường DEMA là gì? Cách sử dụng DEMA trong phân tích kỹ thuật

DEMA là một trong nhiều biến thể nâng cấp của đường trung bình động (Moving Average) với khả năng cung cấp nhiều thông tin và tín hiệu giao dịch chính xác. Vậy cách tính và ý nghĩa của DEMA là gì? Đường DEMA được sử dụng như thế nào trong phân tích kỹ thuật? Hãy cùng Investo tìm hiểu rõ hơn về chỉ báo này ở dưới đây nhé! 

1. Đường DEMA là gì ?

Đường trung bình hàm mũ kép (Double Exponential Moving Average - DEMA) là chỉ báo động lượng dùng để đo lường xu hướng di chuyển của giá tài sản. Nó xây dựng dựa trên sự cải tiến từ nguyên lý hoạt động của đường trung bình động MA. Nhờ đó, chỉ báo DEMA có thể loại bỏ các tín hiệu nhiễu, giúp xác nhận tín hiệu giao dịch chính xác hơn với độ phản hồi tốt hơn.

Cụ thể, người phát triển đường DEMA - ông Patrick Mulloy có cho biết rằng: “Về cơ bản, DEMA là một đường trung bình động theo cấp số nhân kép, nó được tính toán dựa trên 2 đường MA cùng một lúc. Nhờ đó, DEMA sẽ giảm được độ trễ vốn có và đưa ra các phản ứng nhanh hơn so với đường trung bình động truyền thống. Chính vì vậy đường DEMA có thể coi là một biến thể nâng cấp của Moving Average.”

Đường DEMA là gì? Cách sử dụng DEMA trong phân tích kỹ thuật

Tìm hiểu về chỉ báo DEMA trong phân tích kỹ thuật.

2. Công thức tính đường DEMA

Công thức tính đường DEMA có thể hơi phức tạp. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu cơ bản rằng chỉ báo DEMA là một sự kết hợp của các đường trung bình động hàm mũ đơn và kép để tính toán ra một đường trung bình động hàm số mũ khác.

Công thức tính đường DEMA như sau:

Đường DEMA là gì? Cách sử dụng DEMA trong phân tích kỹ thuật
Công thức tính đường DEMA dựa trên đường trung bình động.

Trong đó: 

  • N chính là chu kỳ nhìn lại (Look-back Period) - Đây là chu kỳ dùng để tính toán đường trung bình động.
  • EMA và EMA(n) là đường trung bình động được sử dụng.

Cách tính đường DEMA:

  • Bước 1: Chọn bất kỳ một chu kỳ nào để tính toán đường DEMA và EMA, chẳng hạn như chu kỳ 5, 10 hoặc 100…. Đây chính là chu kỳ N.
  • Bước 2: Tính đường EMA trong chu kỳ đó, đây chính là EMA(n).
  • Bước 3: Tính toán một đường EMA mới với cùng chu kỳ nhìn lại dành cho EMA(n). Kết quả ta được một đường EMA làm mịn. [EMA of EMA(n)].
  • Bước 4: Nhân EMA(n) với 2 và trừ đi đường EMA đã được làm mịn phía trên để nhận được giá trị đường DEMA. 

3. Ý nghĩa của đường DEMA

a. Ưu điểm

  • DEMA là phiên bản cải tiến với độ trễ thấp hơn: Việc sử dụng nhiều giá trị EMA để tính toán sẽ giúp đường DEMA giảm được độ trễ xuống đáng kể. Khi các thông tin và tín hiệu được đưa ra nhanh hơn, nhà đầu tư cũng sẽ có thêm thời gian tính toán trước các biến động của thị trường.
  • Đường DEMA chính xác hơn: DEMA được tính toán dựa trên nhiều giá trị EMA cùng lúc. Do đó, các thông tin nhận được từ đường DEMA cũng sẽ phần nào chính xác hơn so với việc sử dụng một mình đường EMA.

b. Nhược điểm

  • Phép tính phức tạp: Trên thực tế, nhà đầu tư sử dụng chỉ báo DEMA trong phân tích kỹ thuật sẽ không phải trực tiếp tính tay trên từng giá trị của DEMA, việc này sẽ được máy móc làm thay. Tuy nhiên, bản chất của phép tính DEMA vẫn khá phức tạp, nếu không nắm rõ được nguyên lý này nhà đầu tư sẽ dễ xác nhận các thông tin sai trái.
  • Đường DEMA bị hạn chế trong xu hướng giá đi ngang Sideway: Thời điểm thị trường Sideway, chỉ báo DEMA thường phải tính toán nhiều thông tin cùng một lúc. Do đó, nhà đầu tư sẽ khó đánh giá và xác nhận các tín hiệu giao dịch này.
  • DEMA cung cấp quá nhiều thông tin: Trong các trường hợp giá đảo ngược, các tín hiệu được giảm độ trễ từ DEMA có thể giúp nhà đầu tư giao dịch nhanh hơn trước xu hướng giá. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến việc giao dịch quá mức trên các tín hiệu. Chính vì vậy, nhà đầu tư thường kết hợp DEMA cùng các phương pháp phân tích khác để đưa ra quyết định phù hợp hơn.

Đường DEMA là gì? Cách sử dụng DEMA trong phân tích kỹ thuật

Ý nghĩa của đường trung bình hàm ngũ kép DEMA.

4. Tầm quan trọng của đường DEMA trong giao dịch chứng khoán

Như bạn đã thấy, chỉ báo DEMA có khả năng phản ứng nhanh và chính xác hơn trước các thông tin về hành động giá gần đây. Nó cũng có khả năng xác nhận các tín hiệu giao dịch tốt hơn đường trung bình giá thông thường.

a. Xác định xu hướng giá

Đường trung bình hàm ngũ kép DEMA cung cấp những tín hiệu rất rõ ràng về xu hướng giá của thị trường. Cụ thể như sau:

  • Khi đường DEMA dốc lên, nó cho thấy thị trường đang tăng giá
  • Khi DEMA dốc xuống, nó cho thấy thị trường đang giảm giá
  • Khi DEMA tương đối bằng phẳng, nó cho thấy xu hướng giá đang đi ngang hoặc không xác định.

Thông thường, việc xác nhận xu hướng giúp nhà đầu tư quyết định được vị thế giao dịch mà mình sẽ thực hiện. Song trong nhiều trường hợp khác, việc đánh giá và xác nhận thị trường đang hoạt động trong một xu hướng cụ thể cũng được coi là tín hiệu để nhà đầu tư bắt đầu thực hiện các bước phân tích tiếp theo. 

b. Xác định vùng kháng cự hỗ trợ

Tương tự như chỉ báo trung bình động MA, đường DEMA cũng có khả năng xác nhận các vùng kháng cự và hỗ trợ của giá. Các đường kháng cự và hỗ trợ này cũng được xác nhận và có nguyên lý hoạt động tương tự như đường kháng cự, hỗ trợ của MA.

Chẳng hạn, khi giá thị trường di chuyển ra xa khỏi chỉ báo DEMA và giảm xuống, nó sẽ thường có xu hướng hồi lại trở về đường DEMA sau một khoảng thời gian cụ thể. Sự tương tác này sẽ tạo ra một vùng kháng cự. Tương tự, khi giá di chuyển khỏi chỉ báo DEMA theo hướng tăng lên nhưng vẫn lùi về phía đường DEMA sau một khoảng thời gian cụ thể. Đây chính là sự kiện xác nhận vùng giá hỗ trợ.

Đường DEMA là gì? Cách sử dụng DEMA trong phân tích kỹ thuật
Giá chạm đường DEMA và xác nhận các vùng giá hỗ trợ.

c. Tìm điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ

Trên thực tế, chỉ báo DEMA hoàn toàn có khả năng xác nhận tín hiệu vào lệnh. Để hiểu rõ hơn về cách tìm kiếm điểm vào lệnh với DEMA, bạn có thể tham khảo hai phương pháp giao dịch dưới đây.

Tìm điểm vào lệnh với nến giá và đường DEMA. Cụ thể, nhà đầu tư cần chờ đợi giá thị trường giao với đường DEMA từ bên dưới lên để báo hiệu xu hướng tăng và vào lệnh Buy. Ngược lại, khi giá giao với đường DEMA từ trên xuống, nó xác nhận xu hướng giảm và nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell.

Tìm điểm vào lệnh bằng cách kết hợp hai đường DEMA. Tại đây, nhà đầu tư sẽ sử dụng hay đường DEMA với hai chu kỳ khác nhau. Chẳng hạn, ta có hai đường DEMA 21 và đường DEMA 50. Khi đó, ta có thể xác nhận tín hiệu tăng khi đường DEMA 21 cắt lên trên đường DEMA 50. Ngược lại, trường hợp đường DEMA 21 cắt xuống dưới đường DEMA 50, ta có thể xác nhận giá đang chuẩn bị giảm nhẹ.

Đường DEMA là gì? Cách sử dụng DEMA trong phân tích kỹ thuật
Cách xác nhận các tín hiệu quan trọng dựa trên chỉ báo DEMA.

5. So sánh đường DEMA và đường TEMA

DEMA - Double Exponential Moving Average là đường trung bình hàm mũ kép. Còn TEMA - Triple Exponential Moving Average là đường trung bình hàm mũ ba. Đúng như tên gọi thì ta có thể nhận thấy rằng đường TEMA sẽ có cách tính toán phức tạp hơn đường DEMA. 

Trong đó, TEMA sẽ sử dụng đường trung bình động hàm mũ làm mịn ba lần cùng với các đường EMA đơn và kép. Chúng ta sẽ không đi sâu vào công thức chính xác của TEMA trong bài viết này. Nhưng bạn có thể hiểu cơ bản rằng, nếu đường DEMA là giá trị trung bình của một số mũ kép, thì TEMA sẽ là giá trị trung bình của một số mũ 3. Vì vậy, TEMA sẽ nhạy cảm hơn trước các hành động giá thị trường.

Bạn có thể thấy rõ hơn về sự nhạy cảm của TEMA trước hành động giá so với đường DEMA. Lưu ý, đường DEMA được hiển thị bằng màu xanh đậm hơn, còn đường TEMA được hiển thị bằng màu xanh nước biển nhạt.

Đường DEMA là gì? Cách sử dụng DEMA trong phân tích kỹ thuật
So với đường DEMA thì chỉ báo TEMA nhạy cảm hơn trước các hành động giá.

6. So sánh đường DEMA và và các đường MA khác

Trên thực tế, cách sử dụng và ứng dụng đường DEMA đều hoàn toàn tương tự so với đường MA, do đó điểm khác biệt duy nhất chính là DEMA nhạy cảm hơn so với đường MA. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể theo dõi lập luận dưới đây: 

Đường trung bình động MA là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến nhất. Nó có khả năng phát hiện chính xác các xu hướng giá và sự đảo chiều của thị trường. Đặc biệt, nhiều nhà đầu tư còn tận dụng sự giao cắt giữa các đường MA để tìm kiếm các điểm vào lệnh và tín hiệu giao dịch tối ưu hơn.

Điều đặc biệt là tất cả các khả năng của đường MA cũng đều có thể ứng dụng tương tự với đường DEMA. Bao gồm cả cách xác nhận xu hướng, cách xác nhận tín hiệu giao dịch qua điểm giao cắt và xác nhận vùng kháng cự hỗ trợ,... Song, do cách tính khác biệt mà đường DEMA nhạy cảm hơn trước các thông tin từ thị trường. 

Ví dụ: Biểu đồ dưới đây ta có: 

  • DEMA 21 (hồng).
  • Dema 55 (xanh đậm).
  • MA 21 (xanh nhạt).
  • MA 55 (xanh nhạt).

Bạn có thể thấy rõ trên cùng một thị trường, các đường DEMA luôn có thời gian phản hồi nhanh hơn so với đường MA. Tín hiệu giao cắt xác nhận xu hướng của DEMA sẽ xác nhận trước, sau đó mới xuất hiện tín hiệu giao cắt trên MA. 

Đường DEMA là gì? Cách sử dụng DEMA trong phân tích kỹ thuật

So với đường MA thì chỉ báo DEMA nhạy cảm hơn trước các biến động giá.

8. Hạn chế của đường DEMA 

  • Phép tính phức tạp: Cách tính toán DEMA khá phức tạp. Do đó, nếu không nắm rõ được bản chất của phép tính này, nhà đầu tư sẽ dễ đưa ra các nhận định sai khi giao dịch.
  • Đường DEMA bị hạn chế khi thị trường ít biến động: Thời điểm thị trường ít biến động, hoặc giá đi ngang, chỉ báo DEMA sẽ khó đưa ra các tín hiệu chính xác. Do đó, nếu lựa chọn sử dụng DEMA, nhà đầu tư nên ưu tiên giao dịch khi thị trường có những biến động và xu hướng giá rõ ràng.
  • DEMA cung cấp quá nhiều thông tin: Trong nhiều trường hợp, các tín hiệu được giảm độ trễ từ DEMA có thể giúp nhà đầu tư giao dịch nhanh hơn trước xu hướng giá. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến việc quá tải thông tin và dẫn đến giao dịch quá mức. 

9. Kết luận

Như bạn đã thấy, chỉ báo DEMA bản chất là một phiên bản nâng cấp của đường trung bình động MA. Nó được sinh ra để cải thiện độ trễ và độ nhiễu của đường Moving Average. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần lưu ý một số hạn chế để có thể thực hiện giao dịch hiệu quả nhất với đường DEMA. Cảm ơn bạn đã đọc!

Phương Sơn

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến