logo
Theo dõi investo trên google news

chủ nhật, 04/02/2024

Chỉ báo OsMA: Định nghĩa, công thức và ứng dụng trong đầu tư

Được xem là một trong những chỉ báo kỹ thuật vô cùng quan trọng giúp nhà đầu tư nhận diện xu hướng, tìm điểm vào lệnh tiềm năng và giao dịch hiệu quả. Vậy chỉ báo OsMA là gì? Làm thế nào để sử dụng chỉ báo OsMA một cách hiệu quả nhất? Cùng Investo tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

  • Chỉ báo OSMA là gì ?

OsMA (tên tiếng anh là Oscillator of a Moving Average) hay chỉ báo dao động trung bình động là một bộ dao động tính toán dựa trên sự khác biệt giữa hai đường trung bình trượt mũ EMA và giá trị chuẩn hóa của chúng trong một khoảng thời gian nhất định.

Chỉ báo OsMA cho phép trader xem xét sự thay đổi trong đà tăng/giảm của giá, hỗ trợ xác định và giao dịch thông qua tín hiệu phân kỳ.

Chỉ báo OsMA: Định nghĩa, công thức và ứng dụng trong đầu tưChỉ báo OSMA là gì ?

Trong biểu đồ giá, chỉ báo OsMA được hiển thị trong một cửa sổ riêng biệt dưới dạng một biểu đồ thanh. Các giá trị chỉ báo chưa được chuẩn hoá và trục trung tâm sẽ đặt thành 0. Chỉ báo OsMA hiện được hỗ trợ trên rất nhiều nền tảng giao dịch nổi bật như MT4, MT5,...

  • Công thức tính chỉ báo OSMA

Về mặt tính toán, chỉ báo OsMA rất giống với chỉ báo trung bình động hội tụ phân kỳ MACD (Moving Average Convergence Divergence. Cụ thể, trader có thể tính giá trị OsMA theo công thức sau:

OsMA = Giá trị dao động - Giá trị trung bình động = MACD - đường tín hiệu Signal.

Cụ thể, các bước tính giá trị OsMA:

  • Bước 1: Lựa chọn bộ dao động và khung thời gian.
  • Bước 2: Chọn loại trung bình động và số chu kỳ phù hợp.
  • Bước 3: Tính giá trị của bộ dao động, sau đó tính MA của bộ giao động. Lưu ý, vì đường trung bình động được tính dựa trên giá trị trung bình của nhiều giá trị, do vậy, hãy tính càng nhiều giá trị dao động càng tốt. Chẳng hạn nếu trader lựa chọn đường trung bình động đơn giản SMA 9 thì cần tính ít nhất chín giá trị của chỉ báo dao động trước khi tính SMA.
  • Bước 4: Thay số vào công thức, giá trị của OsMA có thể là số dương hoặc số âm.
  • Bước 5: Tính lặp tại các bước 3 và bước 4 mỗi khi có một khoảng thời gian kết thúc.

Chỉ báo OsMA: Định nghĩa, công thức và ứng dụng trong đầu tưCông thức tính chỉ báo OSMA

  • Ý nghĩa của chỉ báo OSMA

  • Đánh giá xu hướng và đo độ mạnh thị trường tài chính: OsMA được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để đo lường sự khác biệt giữa đường trung bình động của giá và một đường trung bình khác tại một khoản thời gian nhất định.
  • Đưa ra quyết định mua/bán: Nhà đầu tư có thể xác định được điểm cắt và Crossovers thông qua việc so sánh giữa MACD và đường tín hiệu để đưa ra quyết định mua bán. 
  • Cung cấp thông tin về độ mạnh của xu hướng giá hiện tại: Nhà đầu tư có thể xác định xu hướng giá tăng hay giảm dựa trên sự tăng hoặc giảm của giá và OsMA.

Chỉ báo OsMA: Định nghĩa, công thức và ứng dụng trong đầu tưÝ nghĩa của chỉ báo OsMA

  • Cách sử dụng OSMA trong phân tích kỹ thuật

Các cách sử dụng chỉ báo OSMA trong phân tích kỹ thuật

  • Xác định xu hướng chính:
    • Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng: Nhà đầu tư nên tập trung vào các tín hiệu mua vào từ chỉ báo OsMA lúc giá giảm.
    • Nếu thị trường đang trong xu hướng giảm: Nhà đầu tư nên tập trung vào các tín hiệu bán ra từ chỉ báo OsMA lúc giá tăng.
  • Theo dõi tín hiệu mua bán: Cách xác định điểm mua/bán tiềm năng như sau:
    • Khi chỉ báo OsMA tăng: Xu hướng tăng đang xảy ra trên thị trường, nhà đầu tư nên tập trung vào các tín hiệu mua.
    • Khi chỉ báo OsMA giảm: Thị trường đang trong xu hướng giảm, nhà đầu tư nên tập trung vào các tín hiệu bán.
  • Xác định Crossovers: OsMA còn được ứng dụng để xác định các điểm cắt nhau giữa đường chỉ báo MACD và đường tín hiệu.
    • Khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu: Phản ánh xu hướng tăng, nhà đầu tư nên tập trung vào các tín hiệu mua.
    • Khi đường MACD cắt xuống đường tín hiệu: Phản ánh xu hướng giảm, nhà đầu tư nên tập trung vào các tín hiệu bán.
  • Kết hợp OsMA với các chỉ báo khác: Để đảm bảo giao dịch chính xác và hiệu quả hơn, nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng OsMA với các chỉ báo khác như Bollinger Bands, Moving Average, RSI,... nhằm đưa ra đánh giá tổng quan nhất về diễn biến thị trường.
  • Xác định các mức Stop Loss và Take Profit: Nhà đầu tư cần xác định các mức Stop Loss và Take Profit để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo lợi nhuận cho các giao dịch. Lưu ý, việc đặt mức Stop Loss, Take Profit cần được xác định dựa trên các điểm hỗ trợ, kháng cự cùng các tín hiệu được xác nhận từ OsMA và các chỉ báo khác.

Chỉ báo OsMA: Định nghĩa, công thức và ứng dụng trong đầu tưCác cách sử dụng chỉ báo OSMA trong phân tích kỹ thuật

Ví dụ minh hoạ cách sử dụng chỉ báo OsMA trong phân tích kỹ thuật

Chỉ báo OsMA: Định nghĩa, công thức và ứng dụng trong đầu tưVí dụ minh hoạ cách sử dụng chỉ báo OsMA trong phân tích kỹ thuật

Ví dụ cách sử dụng chỉ báo OsMA với cặp tiền EUR/USD trong biểu đồ minh hoạ trên. 

  • Vị trí 1: Giá trị chỉ báo OsMA đạt đỉnh, thị trường đang trong giai đoạn quá mua.
  • Vị trí 2: Giá trị chỉ báo OsMA đạt đáy, thị trường đang trong trạng thái quá bán.
  • Vị trí 3: Giá trị chỉ báo chuyển từ dương sang âm (cắt đường 0), cho thấy xu hướng giảm đang bắt đầu hình thành. 
  • Vị trí 4: Giá trị chỉ báo chuyển từ âm sang dương (cắt đường 0), cho thấy xu hướng tăng đang bắt đầu hình thành.

Tuy nhiên, giống như các chỉ báo tín hiệu khác, chỉ báo kỹ thuật trung bình trượt OsMA cần phải kết hợp cùng với các phương pháp phân tích kỹ thuật khác để đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn.

  • So sánh chỉ báo OSMA và chỉ báo Stochastic

Chỉ báo Stochastic là một loại chỉ báo dao động, do vậy, nó có thể được sử dụng để tính toán OsMA.

Stochastic tương tự như MACD. Tuy nhiên, nó được gọi là %D và là SMA của 3 kỳ ngẫu nhiên (%K). Trong trường hợp này, OsMA của bộ dao động ngẫu nhiên sẽ được tính thông qua chênh lệch giữa %K và %D.

Chỉ báo OsMA: Định nghĩa, công thức và ứng dụng trong đầu tưSo sánh chỉ báo OSMA và chỉ báo Stochastic

  • Những hạn chế khi sử dụng OSMA

  • OsMA là một chỉ báo trễ: Đôi khi OsMA sẽ cung cấp các tín hiệu “lỗi thời”. Ví dụ như trader nhận được tín hiệu giao nhau tích cực với trục 0 tuy nhiên lúc này giá đã tăng đáng kể và bây giờ không còn là thời điểm tiềm năng để vào lệnh nữa. 
  • Sự giao cắt giả của OsMA với mức 0: Sự giao nhau giúp nắm bắt được biến động giá lớn nhưng cũng có thể tạo ra vô số giao dịch xấu khi giá biến động không chắc chắn, OsMA sẽ di chuyển nhanh chóng lên trên và dưới 0. Trader cần chọn lọc kỹ lưỡng, chẳng hạn như chỉ lấy những điểm giao nhau phù hợp với xu hướng tăng dài hạn hơn là dựa trên hành động giá hay các chỉ báo khác.
  • Chỉ số mang tính chất chủ quan: Chỉ số quá cao hoặc quá thấp có thể cho thấy  thị trường đang ở mức cực đoan và ít nhất phải có một sự điều chỉnh ngắn hạn theo xu hướng khác. Các điểm cao thấp của giá trị OsMA trong quá khứ có thể là nơi giá đảo chiều, tuy nhiên không chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai.

Chỉ báo OsMA: Định nghĩa, công thức và ứng dụng trong đầu tưNhững hạn chế khi sử dụng OSMA

  • Kết luận

Trên đây, Investo đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết nhất liên quan đến chỉ báo kỹ thuật OsMA: định nghĩa, công thức tính, ý nghĩa, các cách sử dụng và những lưu ý, hạn chế có liên quan. Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về chỉ báo OsMA, từ đó ứng dụng hiệu quả trong các phân tích, giao dịch và đầu tư tài chính nhé!

Lan Hương

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến