Kháng cự hỗ trợ là một trong những kỹ thuật phân tích cơ bản nếu trader muốn gia nhập thị trường tài chính, lên kế hoạch đầu tư giao dịch hiệu quả. Vậy kháng cự hỗ trợ là gì? Có mấy loại kháng cự hỗ trợ? Đâu là chiến thuật giao dịch hiệu quả với vùng hỗ trợ và kháng cự. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!
Các mức hỗ trợ và kháng cự tương đối quan trọng với trader khi xác định tâm lý thị trường và lực cung cầu. Giá sẽ di chuyển theo xu hướng mới khi các mức hỗ trợ, kháng cự bị phá vỡ. Khi này, mưc hỗ trợ và kháng cự mới sẽ được thiết lập.
Kháng cự hỗ trợ là gì? Kháng cự là gì? Hỗ trợ kháng cự. Vùng kháng cự.
Hỗ trợ (Support) là điểm thấp nhất mà đường giá tạo được khi giá đang giảm sau đó biến động tăng trở lại.
Tại vùng giá này, phe mua đang chiếm ưu thế, trader thường có xu hướng mua vào ồ ạt vì kỳ vọng giá sẽ tăng trở lại dẫn đến giá đảo chiều giảm sang tăng.
Dựa vào điểm hỗ trợ, trader có thể căn cứ thời điểm giá chạm mức Support để vào vị thế mua.
Kháng cự (Resistance) là điểm cao nhất mà đường giá đạt được khi giá đang tăng và thị trường điều chỉnh giảm trở lại.
Tại vùng giá này, phe bán đang mạnh hơn phe mua, nhiều nhà đầu tư bán ra chốt lời sớm vì lo ngại giá sẽ giảm trở lại, điều này dẫn đến giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm.
Dựa vào điểm kháng cự, trader có thể canh khi giá chạm mức kháng cự đa phần để vào vị thế bán.
Điểm khác nhau giữa hỗ trợ và kháng cự chính là hỗ trợ là vùng đáy trong khi kháng cự là vùng đỉnh.
Về bản chất, hỗ trợ và kháng cự là sự tranh chấp lợi ích giữa cung và cầu, phe bán và phe mua trên thị trường. Thị trường biến động càng mạnh, càng nhiều vùng hỗ trợ, kháng cự được tạo ra. Hỗ trợ có thể trở thành kháng cự bất kỳ lúc nào và ngược lại.
Hỗ trợ là gì? Vùng hỗ trợ là gì?
Kháng cự hỗ trợ có thể ứng dụng trong giao dịch chứng khoán, forex, tài chính, tiền điện tử,...
Là chỉ báo hỗ trợ phân tích hiệu quả dành cho các nhà đầu tư, kháng cự hỗ trợ được phân thành 7 loại sau dựa trên cách thức hoạt động và sự hình thành của xu hướng:
Có mấy loại kháng cự và hỗ trợ.
Hỗ trợ và kháng cự là công cụ vô cùng quan trọng trong phân tích kỹ thuật Forex mà bất cứ trader nào cũng phải nắm rõ. Cụ thể, ý nghĩa của hỗ trợ và kháng cự trong đầu tư tài chính:
Tạo các mốc đánh dấu tâm lý giao dịch:
Hỗ trợ, kháng cự không phải biến động ngẫu nhiên mà phản ánh rõ chân dung tâm lý các nhà giao dịch tham gia thị trường.
Là điểm tựa để vào lệnh
Là mức cản giá quay đầu trở lại, kháng cự và hỗ trợ giúp trader đưa ra quyết định đầu tư vào hoặc thoát lệnh tối ưu.
Đặc biệt, nếu giá phá vỡ các vùng kháng cự, hỗ trợ quan trọng, đây cũng là tín hiệu xu hướng mạnh của giá di chuyển theo hướng phá vỡ, giúp trader đón đầu cơ hội tiềm năng.
Giúp trader quản lý rủi ro, vào điểm cắt lỗ, chốt lời.
Dựa trên khoảng cách từ đường kháng cự đến đường hỗ trợ, trader có thể thiết lập các điểm cắt lỗ, chốt lời phù hợp.
Ý nghĩa kháng cự hỗ trợ.
Sự hình thành các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ biểu thị tâm lý thị trường: sợ hãi, tham lam hoặc nuối tiếc quá khứ của nhà giao dịch.
Tâm lý giao dịch kháng cự và hỗ trợ.
Xác định thành công vùng hỗ trợ và kháng cự là đã thành công “bước đầu” trong việc đưa ra các quyết định giao dịch quan trọng. Để xác định vùng kháng cự và hỗ trợ, trader có thể tận dụng linh hoạt 4 cách sau:
Cách này tương đối đơn giản và dễ áp dụng. Cụ thể, Fibonacci thoái lui sẽ phát huy hiệu quả, giúp lọc bớt những đỉnh.đáy không cần thiết trong trường hợp có quá nhiều đỉnh (vùng kháng cự) và đáy (vùng hỗ trợ) xuất hiện.
Trader cần ghi nhớ các mốc Fibonacci quan trọng: 32,5%, 50% và 61,8%,... Theo đó:
Ví dụ minh hoạ: Quan sát cặp tiền EUR/USD tại khung thời gian H4, ứng dụng công cụ Fibonacci Retracement tại một đợt giảm giá, trader có thể xác định được các mốc quan trọng: 50% trùng với đỉnh 1,13030, 61,8% trùng với đỉnh 1,13455 và 78,6% trùng với đỉnh 1,1499. Tiếp đó, khi đặt công cụ Fibonacci thoái lui trên các khung thời gian nhỏ hơn như H1, M15, trader có thể tìm được vùng giá cụ thể - nơi mà giá phản ứng và xác định được cơ hội vào lệnh Sell thuận xu hướng downtrend.
Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Hỗ trợ và kháng cự.
Khi có ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy chạm vào đường xu hướng và đảo chiều, đường xu hướng sẽ trở thành đường kháng cự hoặc hỗ trợ.
Ví dụ minh hoạ: Quan sát cặp tiền EUR/USD trên biểu đồ, có 3 lần giá giảm chạm vào đường trendline và bật tăng trở lại (1,17; 1,197 và 1,204). Khi này, đường trendline trở thành đường hỗ trợ, nơi mà giá sẽ phản ứng trước khi đảo chiều tăng trở lại. Thông qua tín hiệu này, trader có thể tìm kiếm mua vào để tối ưu lợi nhuận.
Vùng kháng cự và vùng hỗ trợ là gì? Điểm kháng cự là gì? Đường kháng cự và hỗ trợ.
Sử dụng kênh giá xác định kháng cự hỗ trợ được sử dụng tương tự đường trendline. tuy nhiên, nếu trendline chỉ giúp tìm ra vùng hỗ trợ trong đoạn giá Uptrend và kháng cự khi giá Downtrend thì sử dụng kênh giá sẽ giúp nhà đầu tư xác định được cả kháng cự và hỗ trợ.
Sử dụng kênh giá, trader sẽ bắt được cơ hội giao dịch 2 đầu. Tuy nhiên, ứng dụng giao dịch thuận xu hướng sẽ an toàn và có xác suất thành công cao hơn so với chiến thuật đầu tư ngược xu hướng.
Dùng kênh giá xác định kháng cự và hỗ trợ.
Đường trung bình động MA đóng vai trò là các đường kháng cự, hỗ trợ đọng trong đầu tư Forex. Những vùng đỉnh hoặc đáy chạm vào đường MA đều là các vùng hỗ trợ, kháng cự tiềm năng.
Vùng hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán. Vùng kháng cự là gì?
Có vài bước sau để vẽ Indicator kháng cự hỗ trợ trên nền tảng Tradingview
Nếu xác định kháng cự hỗ trợ qua đường trendline
Indicator hỗ trợ kháng cự Tradingview
Kháng cự và hỗ trợ. Vùng kháng cự chứng khoán là gì? Vùng hỗ trợ.
Nếu xác định kháng cự hỗ trợ bằng kênh giá, Fibonacci hay đường trung bình động MA
Đường hỗ trợ và kháng cự. Đường kháng cự là gì? Cách vẽ đường kháng cự và hỗ trợ.
Kế hoạch giao dịch sẽ được xác định tùy thuộc vào phản ứng của giá tại những vùng kháng cự, hỗ trợ quan trọng. Có 3 chiến lược giao dịch với vùng kháng cự và hỗ trợ điển hình trader có thể tham khảo dưới đây:
Hành động giá của các cặp tiền tệ có chiều hướng tôn trọng những vùng giá hỗ trợ, kháng cự quan trọng. Vì vậy, giá thường có xu hướng bật ngược trở lại khi chạm vào hỗ trợ kháng cự. Khi này, trader có thể ứng dụng tìm kiếm các lệnh giao dịch Buy/Sell đảo chiều.
Chiến thuật vào lệnh hiệu quả:
Lưu ý, chiến lược giao dịch sẽ có xác suất thành công cao nếu vùng kháng cự và hỗ trợ đó giá không thể phá vỡ. Tuy nhiên, một khi giá phá vỡ mức hỗ trợ, kháng cự, giá sẽ dịch chuyển theo hướng cũ hoặc đảo chiều.
Ví dụ minh hoạ: Quan sát cặp tiền EUR/USD tại khung thời gian H4, có thể xác định xu hướng chính đang diễn ra là xu hướng Downtrend, do vậy trader tìm kiếm lệnh Sell thuận xu hướng khi xác nhận giá phản ứng tại vùng kháng cự.
Cụ thể, giá chạm hai lần tại vùng 1.190 - 1.193 USD, do đó đây là một vùng kháng cự quan trọng, trader có thể vào lệnh Sell Limit như sau:
Giao dịch khi giá chạm kháng cự hỗ trợ
Ngược với chiến lược trên, giao dịch khi giá breakout khỏi cùng hỗ trợ - kháng cự mạnh tận dụng xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ của giá khi phá vỡ xu hướng. Cách giao dịch này thường áp dụng cho các giao dịch thuận xu hướng nên tương đối an toàn và có xác suất thành công cao.
Cụ thể, chiến thuật vào lệnh chờ hoặc lệnh trực tiếp được xây dựng như sau:
Lưu ý, chiến thuật này chi hiệu quả trong trường hợp giá phá vỡ các vùng kháng cự và hỗ trợ mạnh mẽ và không có bất cứ cú hồi rõ ràng nào.
Ví dụ minh hoạ, quan sát cặp tiền EUR/CHF tại khung thời gian H1. Cặp tiền tệ này đang trong xu hướng Downtrend và có một vùng đáy hỗ trợ tương đối quan trọng là 1.06364 USD. Trong khi đó, xu hướng Downtrend trên khung thời gian cao lại cho thấy sự chiếm ưu thế của phe bán. Vì vậy, trader có thể ứng dụng vào lệnh Sell thuận xu hướng tại vùng hỗ trợ ngay sau khi có tín hiệu Break out. Cụ thể, lệnh Sell Limit có thể vào như sau:
Giao dịch khi giá breakout khỏi kháng cự và hỗ trợ.
Chiến lược giao dịch này tương tự như cách giao dịch breakout phía trên. Tuy nhiên, thay vì vào lệnh ngay khi giá vừa phá vỡ vùng kháng cự hoặc hỗ trợ thì trader cần chờ giá quay lại retest trước khi vào lệnh.
Đây là chiến lược an toàn hơn, song lại khiến nhiều trader tiếc nuối khi bỏ lỡ mất cơ hội vào lệnh đẹp nếu không có bất cứ cú hồi retest nào xảy ra.
Để thành công khi giao dịch với phương pháp này, trader cần bình tĩnh, kiên nhẫn chờ giá break out và hồi về vùng breakout rồi mới vào lệnh. Điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lợi được đặt tương tự như chiến lược giao dịch break out tại vùng kháng cự, hỗ trợ.
Ví dụ minh hoạ, quan sát cặp tiền GBP/USD tại khung thời gian H1. Khi này, xác định xu hướng chính trên khung thời gian H4, D1 đều là uptrend. Kháng cự quan trọng là tại mức giá 1,34214 (giá 3 lần tiếp cận vùng này đều bị từ chối giảm xuống). Khi này, trader chỉ cần chờ giá phá vỡ vùng đỉnh kháng cự, retest lại vùng giá rồi mới giao dịch thuận xu hướng:
Giao dịch khi giá test lại vùng break out.
Vùng giá kháng cự và hỗ trợ thường được ứng dụng hiệu quả vào việc xác định điểm mua bán cổ phiếu.
Tại mức kháng cự, trader có thể cân nhắc ứng dụng những phương án sau:
Ứng dụng kháng cụ và hỗ trợ trong đầu tư.
Tại mức hỗ trợ, trader có thể tham khảo hướng giao dịch sau:
Để sử dụng hiệu quả hơn kháng cự hỗ trợ, trader cần lưu ý:
Những lưu ý khi sử dụng kháng cự và hỗ trợ.
Trên đây, bài viết đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến thuật ngữ kháng cự hỗ trợ trong đầu tư tài chính: định nghĩa, tâm lý giao dịch, 4 cách xác định, cách vẽ chỉ báo hay 3 chiến thuật giao dịch hiệu quả với kháng cự và hỗ trợ. Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp trader hiểu rõ hơn về vùng hỗ trợ kháng cự tiềm năng, từ đó ra quyết định đầu tư hiệu quả.
Lan Hương