Leveraged Loan Index là một chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư theo dõi và phân tích các đối tượng trong thị trường chứng khoán. Vậy cụ thể trong bài viết dưới đây, Investo sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, cũng như ý nghĩa và cách hoạt động của Leveraged Loan Index (LLI) là gì nhé!
Leveraged Loan Index (LLI) hay Chỉ số khoản vay có đòn bẩy là một chỉ số tài chính giúp nhà đầu tư theo dõi hiệu suất của các khoản vay có đòn bẩy của một tổ chức cụ thể trên thị trường.
Việc theo dõi chỉ số LLI giúp nhà đầu tư có thêm một góc nhìn sâu sắc hơn về tỷ suất lợi nhuận, cũng như biến động của giá cả và các biến động trên thị trường cho vay có đòn bẩy. Được tính toán và biên soạn bởi S&P Global Ratings, chỉ số LLI được các nhà đầu tư và nhà phân tích sử dụng rộng rãi để làm điểm chuẩn và phân tích thị trường hiệu quả.
Chỉ số khoản vay có đòn bẩy của Hoa Kỳ (S&P/LSTA U.S Leveraged Loan 100 Index) hiện đang là chỉ số được theo dõi nhiều nhất hiện nay.
Giải thích về chỉ số LLI (Leveraged Loan Index).
Chỉ số Leveraged Loan Index chính là một chuẩn mực chung. Nó đại diện cho đối tượng có giá trị lớn nhất với tính thanh khoản cao nhất trong thị trường cho vay (The Institutional Loan Universe).
Chỉ số cho vay có đòn bẩy tại Hoa Kỳ hiện đang được tính toán và biên soạn bởi Standard & Poor's (S&P) cùng Loan Syndications and Trading Association (LSTA). Tại đó, ta sẽ có thêm một số chỉ số phụ khác như US Leveraged Loan 100 B/BB Rating Index (S&P và LSTA)và Europe Global Leveraged Loan 100 Index (S&P). Tất cả các chỉ số này đều được cân bằng và tính toán lại mỗi 6 tháng.
Ngoài ra, ta biết thêm rằng IHS Markit Ltd. và Credit Suisse là hai tổ chức chịu trách nhiệm duy trì các chỉ số cho vay có đòn bẩy độc quyền.
Chỉ số LLI của Hoa Kỳ được tính toán và biên soạn bởi S&P và LSTA.
Bên cạch việc đại diện cho hiệu suất của các khoản vay có đòn bẩy trên thị trường tài chính Hoa Kỳ, chỉ số Leveraged Loan Index còn mang nhiều ý nghĩa khác. Cụ thể như:
LLI là một chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư phân tích và theo dõi thị trường tài chính.
Trên thực tế, chỉ số Leveraged Loan Index đóng vai trò như một thước đo chuẩn mực để đo lường hiệu suất của các khoản vay có đòn bẩy. Đồng thời, chỉ số này cũng là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá các quỹ đầu tư thụ động như quỹ trao đổi tiền tệ (ETF).
Theo nghĩa rộng hơn, LLI có thể cung cấp cho các nhà phân tích, nhà đầu tư và nhà quản lý danh mục đầu tư cái nhìn sâu sắc về tình trạng của các khoản vay có đòn bẩy và điều kiện thị trường xung quanh các khoản vay này. Bằng cách theo dõi hiệu suất tổng hợp của các khoản vay có đòn bẩy tham gia, LLI cung cấp dữ liệu mạnh mẽ và có giá trị quan trọng trong một lĩnh vực /thị trường cụ thể.
Dữ liệu từ Leveraged Loan Index có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, chẳng hạn như:
Leveraged Loan Index cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình trạng của các khoản vay có đòn bẩy và điều kiện thị trường xung quanh.
Ví dụ về một số chỉ số LLI trong thực tế.
Một vài chỉ số LLI được điều chỉnh cho phù hợp với các sản phẩm phái sinh sử dụng các khoản vay có đòn bẩy. Ví dụ, ta có iTraxx LevX là một cặp hai chỉ số có thể giao dịch chứa các hợp đồng hoán đổi nợ xấu (Credit Default Swaps - CDSs). Chỉ số này đại diện cho một nhóm gồm 40 công ty châu Âu có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường thứ cấp.
Trong đó, chỉ số LevX giúp theo dõi các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng cho vay có đòn bẩy (LCDS). Chỉ số cấp cao iTraxx LevX Senior Index đại diện cho các khoản vay cao cấp. Còn, chỉ số phụ iTraxx LevX Subordinated Index đại diện cho các khoản nợ cấp dưới, bao gồm các khoản vay thế chấp thứ hai và thứ ba.
So sánh chỉ số LLI và CDS.
Trên đây là một số thông tin cơ bản được Investo tổng hợp để giải thích về ý nghĩa và cách hoạt động của chỉ số LLI (Leveraged Loan Index). Với khả năng cung cấp nhiều góc nhìn sâu sắc về thị trường, việc theo dõi chỉ số LLI sẽ cung cấp nhiều lợi thế để nhà đầu tư có thể giao dịch hiệu quả hơn.
Phương Sơn