Cung ứng tiền tệ tác động đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế, là dòng máu lưu thông xuyên suốt nền kinh tế. Vậy cung tiền M1 là gì? Cung tiền M1 tác động đến nền kinh tế như thế nào? Cùng Investo khám phá chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cung tiền (Supply Money) là tổng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế tại một thời điểm cụ thể.
Cung tiền bao gồm lượng tiền mặt đang được lưu thông trong nền kinh tế, lượng tiền gửi ngân hàng thương mại (có kỳ hạn và không kỳ hạn) và các tài sản lưu động khác có thể nhanh chóng chuyển đổi sang tiền mặt.
Cung tiền được đo lường trong một thời kỳ cụ thể và là công cụ quan trọng giúp Chính Phủ kiểm soát lạm phát.
Lưu ý: Cung tiền loại trừ bất kỳ hình thức tài sản vật chất nào, nó phải được bán ra để chuyển đổi thành tiền mặt, thẻ tín dụng và hạn mức tín dụng.
Cung tiền là gì?
Cung tiền M1 là một loại cung tiền bao gồm tất cả các lượng tiền vật lý như:
Cung tiền tệ M1 bao gồm các loại tiền có tính thanh khoản cao nhất. Các tài sản trong cung tiền M1 đều có khả năng dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt.
M1 là gì? Cung tiền M1 là gì?
Một số đặc điểm của cung tiền M1:
M1 là gì? Đặc điểm của cung tiền M1 là gì?
Nguồn cung tiền tệ M1 bao gồm các bạc giấy trong ngân hàng trung ương và kho bạc Nhà nước (hay còn gọi là tiền giấy, hối phiếu và các loại tiền đang được lưu hành trên thị trường).
Trong đó:
M1 là gì? Cách tính cung tiền M1 là gì?
Hầu hết, cung tiền M1 ở các ngân hàng trung ương đều bao gồm tiền đang lưu thông và các công cụ tiền khác có thể thanh toán dễ dàng. Tuy nhiên, giữa các quốc gia trên thế giới, định nghĩa về cung tiền M1 vẫn có một số thay đổi nhỏ.
Ví dụ:
Cung tiền tác động trực tiếp đến chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của chính phủ. Do vậy, cung tiền được sử dụng để phân tích nhằm dự đoán lãi suất, xác định chu kỳ kinh doanh, từ đó suy ra các thay đổi dự kiến của mức giá và lạm phát.
Cung tiền M1 trong nền kinh tế có thể sử dụng để phân tích nhằm xác định chu kỳ kinh doanh của một quốc gia. Theo đó:
Bạn có thể quan sát thấy cung tiền của nền kinh tế sẽ tăng đều đặn khi nền kinh tế đang trải qua giai đoạn phục hồi và mở rộng đến đỉnh cao (Chỉ số GDP tăng mạnh). Trong quá trình phục hồi kinh tế, tổng cầu tăng lên, phúc lợi cho người dân được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp giảm.
M1 là gì? Cách sử dụng cung tiền M1 là gì?
Phân tích cung tiền M1, tác động đáng chú ý nhất chính là lạm phát. (Lạm phát là sự tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ theo thời gian). Theo đó:
Thông thường, các ngân hàng trung ương tại các quốc gia sẽ có tỷ lệ lạm phát mục tiêu. Do đó, khi lạm phát gia tăng, các ngân hàng trung ương sẽ sử dụng các chính sách tiền tệ lạm phát (ví dụ như tăng lãi suất), nhằm tăng chi phí, không khuyến khích người tiêu dùng.
Cung tiền tăng được coi là tín hiệu cho thấy lãi suất sẽ tăng trong tương lai, đẩy giá đồng nội tệ lên cao hơn so với các đồng nội tệ khác.
Ngăn chặn suy thoái kinh tế là điều tối quan trọng của chính phủ, do vậy, khi M1 giảm liên tục sẽ kích hoạt việc thực hiện các chính sách tài khóa mở rộng. Các chính sách tài khóa có thể đi kèm các chính sách tiền tệ mở rộng của ngân hàng trung ương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiêu cực cho tiền tệ.
Cung tiền giảm được coi là tín hiệu cắt giảm lãi suất có thể xảy ra trong tương lai, đẩy giá đồng nội tệ thấp hơn so với các đồng nội tệ khác.
M1 là gì? Cách sử dụng cung tiền M1 là gì?
Cung tiền được kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ương dựa vào 3 công cụ chủ yếu (3 công cụ của chính sách tiền tệ)
Ngân hàng trung ương luôn yêu cầu ngân hàng thương mại giữa một phần tiền mặt dự trữ trong két. Phần còn lại, ngân hàng trung ương có thể đem cho vay hoặc đầu tư sinh lời.
Số tiền dự trữ so với tổng tiền gửi được gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ M1. Khi tỷ lệ này tăng, ngân hàng thương mại sẽ có ít tiền hơn để cho vay hoặc thực hiện các hoạt động đầu tư. Khi đó, cung tiền của nền kinh tế sẽ giảm.
M1 là gì? Ảnh hưởng của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đến M1 là gì?
Ví dụ:
Ngân hàng thương mại X có tổng tiền gửi là 10 tỷ đô, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 8%. Vậy, ngân hàng X chỉ được cho vay tối đa 9,2 tỷ đô và phải dự trữ 0,8 tỷ đô tiền mặt.
Trong trường hợp ngân hàng thương mại X phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 10%, lượng tiền dự trữ lúc này sẽ là 1 tỷ đô, lượng tiền cho vay chỉ là 9 tỷ, cung tiền bị thu hẹp.
Nghiệp vụ thị trường mở là việc các Ngân hàng trung ương thực hiện mua, bán chứng khoán trên thị trường mở. Các giao dịch mua bán này sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền mặt của các ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng hoặc giảm cung tiền.
M1 là gì? Ảnh hưởng của nghiệp vụ thị trường mở đến M1 là gì?
Ví dụ:
Ngân hàng trung ương mua 10 tỷ đô trái phiếu Chính phủ trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng thương mại mất đi lượng chứng khoán trị giá 10 tỷ đô, đổi lại họ có 10 thêm 10 tỷ đô tiền mặt. Số tiền này được đưa vào lưu thông trên thị trường làm cho cung tiền tăng.
Lãi suất chiết khấu là khoản lãi suất mà Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay. Khi lãi suất chiết khấu ở mức cao, các ngân hàng thương mại sẽ e ngại việc vay tiền từ Ngân hàng trung ương. Điều này dẫn tới việc tự nguyện dự trữ nhiều tiền mặt hơn, làm giảm cung tiền đang lưu hành trên thị trường xuống.
M1 là gì? Ảnh hưởng của lãi suất chiết khấu đến M1 là gì?
Khi tìm hiểu “Cung tiền là gì?”, kết quả tra cứu cung tiền sẽ đi kèm các thuật ngữ có liên quan như M0, M1, M2 hay M3. Vậy làm thế nào để phân biệt 4 loại cung tiền này? Ta có thể phân biệt dựa trên đặc điểm sau:
M1 là gì? Khác biệt giữa M0, M2, M3 và M1 là gì?
Cung tiền tệ M1 tác động đến mọi mặt của nền kinh tế quốc dân:
M1 là gì? Tác động đối với nền kinh tế của cung tiền M1 là gì?
Trên đây, Investo đã giải đáp chi tiết các thắc mắc liên quan đến: Cung tiền tệ là gì? M1 là gì? Đặc điểm, cách tính và cách sử dụng cung tiền tệ M1. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến cung tiền tệ M1 là gì? Tác động đến nền kinh tế của cung tiền M1 là gì?
Mong rằng thông qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về công cụ tiền tệ này, ứng dụng trong việc phân tích, quan sát và nắm bắt thị trường chính xác hơn.
Investo - Trang tin tức chứng khoán mỹ hàng đầu Việt Nam.
Lan Hương