logo
Theo dõi investo trên google news

thứ sáu, 08/10/2021

Mô hình nến Bullish Engulfing

Mô hình nến Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng) là gì?

Mô hình nến Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng) được đặc trưng bởi một nến trắng có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa của ngày hôm trước và có giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa ngày hôm trước. Mô hình được xác định khi một nến đen nhỏ - thể hiện xu hướng giảm, được theo sau bởi một nến trắng lớn vào ngày hôm sau – thể hiện xu hướng tăng, phần thân của nó hoàn toàn chồng lên hoặc nhấn chìm thân nến của ngày hôm trước.

Mô hình nến Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm giá) là mô hình tương phản với mô hình nến Bullish Engulfin (nhấn chìm tăng giá).

Nội dung chính

  • Mô hình nhấn chìm tăng giá được hình thành khi một hình nến ngắn màu đen xuất hiện, nhưng sau đó là một cây nến trắng tăng rất lớn vào ngày hôm sau và “nhấn chìm” hoàn toàn cây nến giảm của ngày hôm trước.
  • Khi có bốn cây nến đen trở lên xuất hiện trước trước mô hình nhấn chìm tăng giá, đó có thể là báo hiệu cho sự đảo chiều.
  • Các nhà đầu tư không chỉ nên chú ý đến hai cây nến hình thành mô hình nhấn chìm tăng giá mà còn nên chú ý đến các nến trước chúng.

Nhận biết mô hình nến Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng)

Mô hình nhấn chìm tăng là một mô hình cặp hai nến ngược chiều nhau. Trong đó, cây nến thứ hai hoàn toàn “nhấn chìm” thân nến thứ đầu tiên, bất kể độ dài của đuôi nến.

Mô hình này thường xảy ra trong xu hướng giảm và được thể hiện dưới dạng một nến đen theo sau là một nến trắng lớn hơn. Giá mở cửa thấp hơn mức đáy trước đó vào ngày thứ hai của mô hình, nhưng áp lực mua đẩy nó lên mức cao hơn mức cao trước đó, điều này có nghĩa là phe mua đang chiếm ưu thế.

Quan trọng: Tốt nhất nên bắt đầu mở vị thế mua khi giá tăng cao hơn mức giá cao nhất của nến nhấn chìm thứ hai – xác nhận sự đảo chiều của xu hướng giảm.

Mô hình Bullish Engulfing cho chúng ta biết điều gì?

Mô hình nhấn chìm tăng giá không chỉ là một cây nến trắng biểu thị chuyển động giá đi lên, trước đó là cây nến đen đại diện chuyển động giá xuống. Để hình thành mô hình nhấn chìm tăng giá, cổ phiếu phải bắt đầu ở mức giá mở cửa thấp hơn vào ngày thứ 2 so với giá đóng cửa của ngày 1. Nếu giá không giảm xuống, thân nến trắng sẽ không có cơ hội nhấn chím thân nến đen của ngày hôm trước.

Bởi cổ phiếu mở cửa thấp hơn so với giá đóng cửa vào ngày 1 và đóng cửa ở mức giá cao hơn so với giá mở cửa của ngày 1, nên thanh nến trắng trong mô hình nhấn chìm tăng tượng trưng cho một ngày phe bán kiểm soát vào buổi sáng, và phe mua đã chiếm ưu thế vào cuối ngày.

Nến trắng của mô hình nhấn chìm tăng giá thường có đuôi nến phía trên. Điều đó có nghĩa là cổ phiếu đã có giá đóng cửa bằng hoặc gần bằng với mức giá cao nhất của nó, cho thấy rằng giá vẫn tăng trong khi kết thúc phiên.

Bởi vì không có đuôi nến phía trên, nhiều khả năng ngày hôm sau sẽ tạo thành nến trắng khác có mức giá đóng cửa cao hơn so với mức giá đóng cửa của mô hình nến nhấn chìm tăng, dù vẫn có khả năng ngày hôm sau sẽ tạo ra một thân nến đen sau khi mức giá mở cửa tăng. Các nhà phân tích đặc biệt chú ý đến các mô hình nhấn chìm tăng giá bởi nó biểu thị sự đảo ngược xu hướng.

Mô hình nến Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng) với Mô hình nến Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm).

Đây là hai mô hình đối lập nhau. Mô hình nhấn chìm giảm giá xảy ra sau khi giá tăng lên và cho thấy về việc giảm giá trong tương lai. Cây nến đầu tiên trong mô hình hai nến là cây nến tăng. Cây nến thứ hai là nến giảm với thân nến bao trùm hoàn toàn nến đầu tiên.

Ví dụ về mô hình nến Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng)

Ví dụ về cổ phiếu Philip Morris (PM), cổ phiếu của công ty vẫn duy trì với xu hướng tăng trong năm 2011. Tuy nhiên, cổ phiếu đã giảm giá trong năm 2012.

Vào 13/1/2012, mô hình nhấn chìm tăng giá đã xảy ra, giá đã tăng từ giá mở cửa là 76,22 USD và đóng cửa ở mức 77,32 USD. Ngày tăng giá này làm giảm phạm vi giao dịch của ngày trước đó, khiến cổ phiếu giảm nhẹ. Điều đó thể hiện xu hướng tăng vẫn được duy trì và một nhịp sóng tăng giá nữa có thể diễn ra.

Bullish Engulfing Pattern Example

Cây nến Bullish Engulfing đảo chiều

Các nhà đầu tư nên xem xét các mô hình nến trước đó cũng như hai cây nến tạo ra mô hình nhấn chìm tăng giá. Với bối cảnh rộng hơn sẽ cung cấp một cái nhìn cụ thể hơn về việc liệu mô hình nhấn chìm tăng giá có đại diện cho sự đảo ngược xu hướng thật sự hay không.

Khi xuất hiện nhiều hơn 4 cây nến đen đi trước một mô hình nhấn chìm tăng giá thì có nhiều khả nắng cho thấy dấu hiệu đảo chiều. Bởi càng nhiều nến đen trước nến nhấn chìm tăng giá, thì càng có nhiều khả năng xảy ra sự đảo ngược xu hướng, điều này được xác minh bằng nến trắng thứ hai đóng cửa cao hơn nến nhấn chìm.

Tác dụng của mô hình nến Bullish Engulfing (nến nhấn chìm tăng)

Cuối cùng, các nhà giao dịch hẳn muốn biết liệu mô hình nhấn chìm tăng giá có đại diện cho sự thay đổi trong tâm lý hay không, có nghĩa rằng đây là thời điểm thích hợp để mua. Nếu khối lượng giao dịch tăng song song với giá, các nhà giao dịch ưa mạo hiểmcó thể quyết định mua vào cuối ngày khi thời gian nến sắp đóng cửa với dự đoán xu hướng tăng sẽ tiếp tục vào ngày tiếp theo. Các nhà giao dịch thận trọng hơn có thể đợi cho đến ngày hôm sau, khi xu hướng đã được xác định rõ ràng hơn.

Những hạn chế của việc sử dụng các mô hình nhấn chìm

Mô hình nhấn chìm tăng giá có thể là một chỉ báo mạnh mẽ, đặc biệt là khi kết hợp với xu hướng hiện tại, tuy nhiên, mô hình này không có khả năng hạn chế các yếu tố nhiễu bên ngoài. Các mô hình nhấn chìm đặc biệt hữu ích sau một xu hướng giảm của thị trường vì chúng phản ánh rõ ràng sự đảo chiều xu hướng theo chiều tăng. Tín hiệu đảo chiều của mô hình nhấn chìm sẽ không rõ ràng nếu hành động giá thay đổi cả khi giá nói chung đang tăng, vì đây là một dấu hiệu khá phổ biến.

Cây nến thứ hai – cây nến nhấn chìm có kích thước lớn. Nếu một nhà giao dịch chọn giao dịch theo mô hình này, họ có thể phải đối mặt với điểm dừng lỗ cực kì lớn. Lợi nhuận tiềm năng không tối ưu do gặp nhiều rủi ro.

Xác định lợi nhuận tiềm năng cũng có thể gây ra thách thức với các mô hình chấn chìm, vì các nến không cung cấp mục tiêu về giá. Các phương pháp tiếp cận khác sẽ được các nhà giao dịch sử dụng, ví dụ sử dụng như một chỉ báo  hoặc phân tích xu hướng để xác định mục tiêu giá hoặc thời điểm thoát lệnh khi giao dịch có lãi.

Quang Minh - Theo investopedia.com

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến