logo
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 03/07/2023

Chỉ số NAV là gì? Ý nghĩa, công thức tính và cách tăng NAV trong chứng khoán

Thị trường chứng khoán thay đổi không ngừng, có những sản phẩm sinh lời tốt, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhà đầu tư rất cần cập nhật tin tức liên tục và tìm hiểu các thuật ngữ, chỉ số để bắt kịp nhịp đập thị trường. Chẳng hạn Net Asset Value là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số ra sao? Nếu bạn cũng đang muốn làm rõ về chỉ số này, hãy xem ngay bài viết dưới đây của Investo nhé!

NAV là gì ?

NAV (Net Asset Value) là giá trị tài sản thuần của mỗi doanh nghiệp. Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ tương xứng giữa giá trị tài sản của doanh nghiệp và mức định giá ở thời điểm hiện tại. 

Chỉ số NAV trong chứng khoán gồm 3 thành phần: 

  • Vốn điều lệ (nguồn vốn góp từ những cổ đông của doanh nghiệp)
  • Vốn thu được từ việc doanh nghiệp phát hành cổ phiếu
  • Vốn từ nguồn lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra

Net Asset Value cũng có thể giống với giá trị sổ sách hoặc giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ số này sẽ đại diện cho giá trị của tổng vốn chủ sở hữu hoặc có thể được chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành, thể hiện giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu. 

Chỉ số NAV trong chứng khoán không cố định mà thường xuyên có những biến động bởi tài sản và nợ của công ty đầu tư thay đổi hàng ngày. Vậy nên hầu hết các quỹ tương hỗ đều công bố qua website và báo cáo định kỳ hàng ngày về chỉ số NAV.

Thuật ngữ NAV trong chứng khoán trở nên phổ biến trong bối cảnh quỹ đầu tư nổi lên ngày càng nhiều. Cho nên nhu cầu tiếp cận, cũng như xác định giá trị quỹ ngày càng lớn. Nhờ vào NAV là gì mà nhà đầu tư dễ dàng định giá và nắm được tình trạng biến động “cổ phần” của quỹ đầu tư. 

nav NAV hay Net Asset Value là giá trị tài sản thuần

Ý nghĩa của chỉ số NAV

Có nhiều công ty mặc dù mang vẻ ngoài to lớn, nguồn vốn đồ sộ nhưng chủ yếu đến từ nguồn vốn vay bên ngoài. Dựa vào chỉ số NAV là gì, nhà đầu tư dễ dàng xác định được giá trị thuần của tài sản công ty và các cổ đông. Từ đó có thể đánh giá được bản chất bên trong công ty có tương xứng với những gì thể hiện bên ngoài. 

Ý nghĩa của chỉ số Net Asset Value qua góc nhìn doanh nghiệp và cổ phiếu

  • Nếu mệnh giá của cổ phiếu công ty phát hành thấp hơn so với giá trị của NAV: Chứng tỏ công ty đã có vốn tích lũy để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thể hiện rằng hoạt động kinh doanh đang trên đà phát triển. Nhà đầu tư có thể yên tâm mua cổ phiếu vì loại vốn này là đúng với giá trị thật, được tạo ra chủ yếu từ nguồn lợi nhuận của công ty. 
  • Nếu Net Asset Value không đổi nhưng doanh nghiệp lại đang tạo ra mức lợi nhuận cao: Điều này thể hiện doanh nghiệp đang trên đà tăng tốc. Nhà đầu tư có thể quyết định mạo hiểm mua cổ phiếu của công ty với số lượng lớn để thu lại lợi nhuận cao trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ rủi ro đáng kể cho nhà đầu tư.
  • Nếu chỉ số NAV vẫn giữ nguyên, doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ và có số tiền vay nợ cao hơn rất nhiều so với chỉ số NAV: Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có những bất ổn, cần xem xét trước khi đưa ra quyết định. Bởi vì, khi đầu tư vào những công ty này thì mức độ rủi ro mang lại có thể rất lớn.
nav-la-gi Ý nghĩa của chỉ số NAV thông qua góc nhìn doanh nghiệp và cổ phiếu

Ý nghĩa của NAV dưới góc độ quỹ đầu tư

NAV/CCQ được tính bằng giá trị tài sản thuần chia cho chứng chỉ quỹ, đại diện cho giá của chứng chỉ quỹ, gọi chung là NAV per share (NAVPS). Việc hiểu rõ Net Asset Value cũng giúp nhà đầu tư biết được hiệu suất hoạt động của mỗi quỹ đầu tư. Qua có những nhận định về tình hình phát triển của quỹ đó có tăng trưởng tốt hay không và nắm bắt đúng cơ hội giao dịch sinh lời.

  • Theo sự biến động của thời gian: Chỉ số NAVPS có những biến động ở mỗi quý khác nhau. Những quỹ có thời gian hoạt động ngắn sẽ có chỉ số thấp. Ngược lại, những quỹ có thời gian hoạt động dài sẽ có chỉ số cao hơn.
  • Khi chỉ số NAVPS thấp: Nhà đầu tư có thể mua thêm nhiều chứng chỉ quỹ nhưng sẽ mất nhiều thời gian để thu về lợi nhuận. Bởi những quỹ này sẽ có thời gian hoạt động ngắn và tỷ suất sinh lời không cao. 
  • Khi chỉ số NAVPS cao: Lúc này, nhà đầu tư chỉ mua được ít chứng chỉ quỹ. Hiện tại, hoạt động sinh hiệu suất và thu về lợi nhuận ổn định. Điều này cũng cho thấy quỹ này đã có thời gian hoạt động lâu dài. Nếu nhà đầu tư xác định mục đích dài hạn thì có thể cân nhắc vào những loại nguồn quỹ này.
gia-tri-tai-san-rong-la-gi Dựa vào chỉ số NAV nhà đầu tư cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra nhận định cơ hội giao dịch

Cách tính chỉ số Net Asset Value

Nhà đầu tư cần hiểu rõ cách tính chỉ số NAV là gì để thu về nguồn lợi nhuận tốt nhất.

Công thức NAV của một thực thể kinh doanh

NAV = Tài sản – Nợ phải trả

Công thức tính toán NAV của quĩ tương hỗ, quĩ đầu tư

NAV = (Tài sản – Nợ phải trả) / Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Trong đó:

  • Tổng giá trị tài sản bao gồm giá trị của tất cả các chứng khoán trong danh mục đầu tư. Hay tổng giá trị tài sản là tổng chứng khoán của quỹ tính theo thị giá và tiền mặt. 
  • Tổng nợ phải trả bao gồm giá trị của tất cả các khoản nợ phải trả và chi phí quỹ (lương nhân viên, chi phí quản lý, chi phí hoạt động, chi phí kiểm toán,...).

Ví dụ: Một công ty A có tổng giá trị tài sản là 240 triệu USD và tổng nợ phải trả là 40 triệu USD. Công ty này đang có 5 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Vậy chỉ số NAV của công ty được tính như sau: 

(240.000.000 - 40.000.000) / 5.000.000 = 40 USD/cổ phiếu. 

cach-tinh-gia-tri-tai-san-rong Công thức NAV trong chứng khoán

Điểm khác nhau giữa NAV và giá cổ phiếu

Mặc dù, chỉ số NAV và giá cổ phiếu có những điểm tương đồng. Tuy nhiên, về cơ bản thì 2 khái niệm này có những khác biệt sau đây:

 

Tiêu chí

NAV

Giá cổ phiếu

Định nghĩa

Chỉ số NAV (Net Asset Value)  được hiểu là giá trị tài sản thuần của mỗi doanh nghiệp. Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ tương xứng của giá trị tài sản của một doanh nghiệp với mức định giá hiện tại.

Giá cổ phiếu là mức giá được xác định tại một thời điểm cụ thể của cổ phiếu. Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn ra để thực hiện giao dịch trên thị trường. 

Yếu tố chi phối

Giá trị Net Asset Value trong chứng khoán phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản nội tại của doanh nghiệp.

Giá cổ phiếu tăng hay giảm phụ thuộc vào yếu tố cung - cầu, xu hướng thị trường và tâm lý của nhà đầu tư.

Xu hướng biến động

Chỉ số NAV trong chứng khoán biến động thường xuyên và được chốt theo ngày.

Giá cổ phiếu thay đổi tùy vào từng thời điểm và quyết định của người bán, cũng như người mua.

Ưu điểm của NAV trong chứng khoán

Chỉ số NAV trong chứng khoán có ưu điểm lớn nhất là có thể định giá và tính toán giá trị tài sản. Việc nắm bắt được ưu điểm của NAV là gì sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng để hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả hơn. Đồng thời cũng giúp nhà đầu tư đánh giá được sản phẩm tài chính nào đáng để đổ vốn. 

  • Thứ nhất, NAV có thể định giá tài sản ròng hàng ngày: Các công ty sẽ đánh giá tổng giá trị đầu tư sau khi thị trường chứng khoán đóng cửa mỗi ngày. Vào hôm sau, khi thị trường chứng khoán mở cửa lại với mức giá đóng cửa ngày hôm trước thì các nhà đầu tư tiến hành khấu trừ các chi phí để định giá được giá trị tài sản ròng hàng ngày. 
  • Thứ hai, NAV có thể tính toán giá trị ròng của tài sản: Giá trị ròng của tài sản chính là giá cổ phần vốn chủ sở hữu. Đồng thời cũng được tính bằng chi phí tích lũy của cổ phiếu riêng lẻ. Giá trị này không ổn định và thường xuyên có những biến động theo giá thị trường.
nav-trong-chung-khoan-la-gi Ưu điểm của chỉ số NAV trong chứng khoán

Cách tăng chỉ số NAV hiệu quả

Sau khi hiểu được NAV là gì, có thể thấy nếu chỉ số này càng cao thì việc huy vốn của doanh nghiệp càng trở nên dễ dàng. Chỉ số Net Asset Value trong chứng khoán sẽ có những biến động tăng hay giảm tùy theo mức độ sử dụng hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp. 

Để thu hút được nhiều nhà đầu tư và nâng cao giá trị cổ phiếu doanh nghiệp cần có các chiến lược phù hợp để có cách tăng chỉ số NAV hiệu quả. Cụ thể, các doanh nghiệp có thể áp dụng những phương pháp sau đây:

  • Phương pháp 1: Doanh nghiệp thực hiện mua lại chứng chỉ quỹ từ thị trường chứng khoán. Hình thức thực hiện tương tự như các công ty cổ phiếu đã được niêm yết. Lúc này, số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường sẽ giảm đi, cũng như kích thích tăng trưởng giá trị thuần của doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho giá cổ phiếu và chỉ số NAV tăng.
  • Phương pháp 2: Doanh nghiệp tiến hành trả cổ tức cao hơn so với mức thông thường 22% để thu hút được các nhà đầu tư tham gia bỏ vốn. Khi thấy doanh nghiệp trả cổ tức hấp dẫn, nhà đầu tư có khả năng sẽ mua thêm cổ phiếu. Đồng thời làm tăng giá trị của chỉ số NAV.
  • Phương pháp 3: Doanh nghiệp hoán đổi một phần hoặc tất cả cổ phiếu thành cổ phiếu mở. Việc này sẽ mang lại khả năng sinh lời cao cho nhà đầu tư. 

Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp trên cần được đánh giá kỹ lưỡng và cân nhắc theo tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Ngoài ra, chỉ số NAV còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình hình kinh doanh, quản lý tài chính và sự thay đổi của thị trường chứng khoán.

net-asset-value Các doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp để tăng giá trị NAV trong chứng khoán hiệu quả

Kết Luận

Nhìn chung, NAV trong chứng khoán là chỉ số có ý nghĩa quan trọng đối với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Khi tham gia vào thị trường, nhà đầu tư cần hiểu rõ Net Asset Value là gì để dễ dàng tận dụng cơ hội, cũng như nhận diện rủi ro có thể xảy ra. Từ đó giúp nhà đầu tư có những chiến lược phù hợp và mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Mong rằng bài viết này của Investo đã giúp nhà đầu tư làm rõ hơn những vấn đề xoay quanh thuật ngữ NAV trong chứng khoán.  

Huỳnh Hà

 

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến