logo
Theo dõi investo trên google news

thứ tư, 08/11/2023

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 

Chỉ số PMI là thuật ngữ phổ biến trong giới kinh doanh, là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, giúp cá nhà quản lý phân tích hoạt động kinh doanh, hoạch định chính sách và lên kế hoạch quản lý thu mua hiệu quả. Vậy chỉ số PMI là gì và cách ứng dụng chỉ số PMI vào đầu tư như thế nào? Cùng Investo tìm hiểu chi tiết về chỉ số PMI ngay trong bài viết dưới đây nhé!

  • Chỉ số PMI là gì ?

Chỉ số PMI (viết tắt của Purchasing Managers Index) là chỉ số quản lý thu mua, đo lường tình trạng hoạt động kinh tế của ngành sản xuất, được công bố hàng tháng bởi Viện Quản lý Cung ứng (The Institute of Supply Management) và Markit Group.

Chỉ số PMI được cấu thành từ năm số liệu chính:

  • Đơn hàng mới.
  • Việc làm.
  • Sản lượng.
  • Giao hàng từ phía nhà cung cấp.
  • Hàng tồn kho.

Dựa vào chỉ tiêu tài chính PMI, các nhà quản lý có quyền truy cập vào các thông tin quan trọng về điều kiện kinh doanh hiện tại và hoạt động của công ty.

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
Chỉ số PMI là gì? Chỉ số là gì?

  • Các loại chỉ số PMI phổ biến

Chỉ số PMI có thể được phân thành 2 loại chỉ số phổ biến: PMI sản xuất và PMI phi sản xuất.

PMI sản xuất 

Chỉ số PMI sản xuất được sử dụng để phản ánh sức mua trong ngành sản xuất.

Trong số các thành phần trong PMI sản xuất được phân bổ như sau:

  • Đơn hàng mới chiếm 30%.
  • Việc làm chiếm 20%.
  • Sản lượng chiếm 25%..
  • Giao hàng từ phía nhà cung cấp chiếm 15%.
  • Hàng tồn kho chiếm 10%.

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
PMI sản xuất.

PMI phi sản xuất

Chỉ số PMI phi sản xuất (chỉ số PMI phi dịch vụ) là chỉ số tổng hợp được tính toán để dự báo các điều kiện kinh tế chung trong lĩnh vực phi sản xuất.

Các chỉ tiêu trọng số chính trong PMI phi sản xuất bao gồm:

  • Hoạt động kinh doanh.
  • Đơn hàng mới
  • Việc làm.
  • Giao hàng từ phía nhà cung cấp.

Lưu ý: Tỷ lệ trọng số chính được được điều chỉnh theo thời vụ.

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
PMI phi sản xuất.

  • Đặc điểm của chỉ số PMI

  • Độ chính xác: PMI được tính thông qua một cuộc khảo sát gửi đến các giám đốc điều hành cấp cao của hơn 400 công ty trong 19 ngành công nghiệp chính.
  • Sự tác động: PMI tác động lớn đến quyết định quản lý thu mua hàng hóa của doanh nghiệp, tác động đến các đơn vị cung ứng, đưa ra các số liệu để dự đoán nhu cầu thị trường.
  • Phạm vi và mục đích sử dụng: PMI được sử dụng rộng rãi trong phân tích, dự báo để đo lường sự biến động của các ngành công nghiệp và nền kinh tế, cung cấp thông tin về xu hướng tăng trưởng hoặc suy giảm, giúp hoạch định chiến lược kinh tế và thị trường.
  • Thời gian diễn ra: Khảo sát tính chỉ số PMI thường là ngày 1 hàng tháng, lúc 21h00 (tính theo giờ Việt Nam). Tuy nhiên, nếu ngày 1 trùng với thứ 7 hoặc chủ nhật, PMI sẽ được công bố vào thứ 2 tiếp theo.
  • Lưu ý: Các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) và nhiều quốc gia khác đều có PMI riêng cho từng ngành và toàn bộ nền kinh tế của họ.
  • Nơi xem PMI: Website các tổ chức thống kê quốc gia, tổ chức tài chính, dữ liệu kinh tế và các Ngân hàng trung ương. Ngoài ra, PMI cũng được công bố trên website các công ty nghiên cứu kinh tế, tin tức tài chính, được theo dõi, bình luận trong báo chí và các phương tiện truyền thông kinh tế.

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
Các đặc điểm của chỉ số thu mua PMI.

  • Cách tính chỉ số PMI

Công thức tính chỉ số PMI:

PMI = (P1*1) + (P2*0.5) + (P3*0)

Trong đó:

  • P1: Phần trăm câu trả lời cho rằng tình hình hoạt động kinh tế ở mức “Có cải thiện”.
  • P2: Phần trăm câu trả lời cho rằng tình hình hoạt động kinh tế ở mức “Không thay đổi”.
  • P3: Phần trăm câu trả lời cho rằng tình hình hoạt động kinh tế ở mức “Suy giảm”

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
Cách tính chỉ số PMI.

  • Ưu nhược điểm của chỉ số PMI

  • Ưu điểm

  • Độ chính xác cao: Dữ liệu tính toán chỉ số PMI Mỹ được khảo sát nguồn thực tế từ nhiều doanh nghiệp, công ty và các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Phản ánh tình hình hoạt động sản xuất: Thông qua tính toán PMI, chúng ta có thể nắm được diễn biến tình hình nền kinh tế. Đặc biệt với các nhà quản lý, nhà lãnh đạo, PMI chỉ ra đâu là điểm cần phải điều chỉnh.
  • Chỉ số trẻ, hỗ trợ dự đoán phát triển: Được cập nhật và công bố hàng tháng nên PMI được coi là một chỉ số trẻ, phản ánh nhận định về sự phát triển trong tương lai.

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
Ưu điểm của chỉ số PMI là gì?

  • Nhược điểm

  • Hạn chế về phạm vi phản ánh: PMI chỉ phản ánh về tình trạng sản xuất, phạm vi chưa thực sự rộng, không bao quát toàn bộ lực lượng trong khu vực đó.
  • PMI mang yếu tố chủ quan: PMI được tính dựa trên các dữ liệu khảo sát từ các doanh nghiệp, do vậy, dữ liệu của họ vẫn mang yếu tố chủ quan, không hoàn toàn chính xác giống như thực tế phát sinh.

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
Nhược điểm của chỉ số PMI là gì?

  • Ý nghĩa và vai trò của chỉ số PMI

Ý nghĩa của chỉ số PMI

Vì dữ liệu tính toán được thu thập từ nhiều nguồn thực tế nên PMI có độ chính xác rát cao. Do vậy, PMI có ý nghĩa vô cùng to lớn, ảnh hưởng nhiều đến các quyết định trong nền kinh tế:

  • Là thước đo quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia: PMI là công cụ giúp Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước đưa ra các chính sách tiền tệ so cho phù hợp nhất với tình hình biến động của thị trường trong nước.
  • Giúp đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: PMI giúp doanh nghiệp đánh giá được tốc độ tăng trưởng của công ty như thế nào, của quốc gia ra sao. Từ đó điều chỉnh việc góp vốn đầu tư sao cho linh hoạt và phù hợp nhất.
  • Tác động đến quyết định quản lý thu mua hàng hóa của doanh nghiệp: Thông qua PMI, quản lý thu mua sẽ ra quyết định nên hay không nên mua thêm nguyên liệu, làm thế nào để sản xuất hàng hóa đáp ứng được nhu cầu thị trường.
  • Nhận biết lượng hàng tồn kho: PMI giúp nhận biết lượng hàng tồn kho, số lượng cần mua bổ sung,... từ đó hoàn thiện đơn hàng, cân bằng dự trữ sản phẩm trong kho, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trơn tru, thuận lợi.
  • Cung cấp số liệu cho đơn vị cung ứng: Thông qua số liệu, PMI giúp họ dự đoán nhu cầu thị trường, đưa ra các chiến lược điều chỉnh giá sao cho có lợi nhất với đơn vị mà vẫn đảm bảo thỏa mãn yêu cầu thị trường.

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
Ý nghĩa của PMI Index.

Vai trò của chỉ số PMI

  • Là công cụ ra quyết định quan trọng ở nhiều vai trò khác nhau: Chẳng hạn trong việc sản xuất, nhà quản lý, nhà điều hành sẽ dựa trên các đơn đặt hàng của khách hàng giai đoạn tiếp theo để ra quyết định sản xuất nhiều hơn hay ít hơn. Từ đó, đưa ra quyết định cho bộ phận quản lý đặt hàng, bộ phận thu mua thêm các nguyên liệu đầu vào.
  • Hỗ trợ ước lượng nhu cầu tương lai, từ đó ra quyết định về hàng tồn kho: Thông qua PMI, nhà quản lý sẽ ra quyết định sao cho sản xuất vừa đủ các đơn hàng mới, vừa giữ được lượng hàng tồn kho để phục vụ các tháng tiếp theo.
  • Tác động đến giá cả sản phẩm: Khi cầu tăng, giá sản phẩm tăng, chi phí nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng theo. Ngược lại, khi cầu giảm mà cung tăng thì nhà sản xuất sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp nguyên liệu đầu vào giảm giá để giảm giá thành sản phẩm.
  • Lập kế hoạch ngân hàng hàng năm, quản lý nguồn nhân lực và dự báo dòng tiền: PMI phản ánh những biến động đi trước của hoạt động kinh tế (Sản xuất công nghiệp, tỷ lệ việc làm hay GDP). 

Nhìn chung, doanh nghiệp cần chú ý đến giá trị và các biến động của PMI để có tầm nhìn xa hơn về lợi nhuận và các xu hướng phát triển của nền kinh tế nói chung.

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
Vai trò của chỉ số PMI.

  • Ảnh hưởng của chỉ số PMI đến thị trường chứng khoán

  • Đối với nhà đầu tư

Nhìn vào kết quả tính toán chỉ số PMI, nhà đầu tư sẽ nhận định được:

  • Điều kiện kinh tế của doanh nghiệp, của quốc gia đó như thế nào, đang tốt lên hay xấu đi?
  • Các nhà sản xuất cắt giảm hay gia tăng sản lượng?
  • Chi phí nguyên vật liệu đầu vào ra sao?
  • Áp lực lạm phát đang diễn biến thế nào?
  • Số lượng đơn đặt hàng mới tăng hay giảm?
  • Những yếu tố khác…

Từ đó, định hướng quyết sách của nhà đầu tư:

  • Nếu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh biến động xấu: Nhà đầu tư nên cẩn trọng, nên chọn các kênh đầu tư hoặc mô hình an toàn, đa dạng các danh mục để giảm thiểu và hạn chế rủi ro.
  • Nếu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển tốt: Nhà đầu tư nên chớp lấy cơ hội rót vốn ngay, đặc biệt là gia nhập nhanh chóng vào các thị trường, tài sản có rủi ro cao như chứng khoán hay cổ phiếu.

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
Ảnh hưởng của chỉ số PMI đối với nhà đầu tư.

  • Đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu PMI để ra quyết định mua hàng, đáp ứng nhu cầu sản xuất của thị trường. 

PMI Index là trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động mua hàng, kiểm kê xác định số lượng. PMI Mỹ giúp doanh nghiệp hoàn thành đơn hàng bằng cách khớp với hàng tồn kho của sản phẩm, đảm bảo hoạt động kinh doanh cho các đơn hàng tiếp theo.

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
Ảnh hưởng của chỉ số PMI đối với doanh nghiệp.

  • Đối với ngân hàng

  • Nếu PMI tăng: Ngân hàng trung ương có thể giảm mức lãi suất để kích thích sự tăng trưởng kinh tế.
  • Nếu PMI giảm: Ngân hàng trung ương sẽ đưa ra các biện pháp tăng lãi suất, kiềm chế lạm phát và hạn chế sự suy giảm của nền kinh tế.

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
Ảnh hưởng của chỉ số PMI đối với ngân hàng.

  • Cách phân tích và sử dụng chỉ số PMI một cách chính xác

Cách phân tích PMI

Do chỉ số PMI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 100 nên khi phân tích, ta quy định 50 là mốc tiêu chuẩn:

  • PMI > 50: Điều này có nghĩa là tổng thể thị trường đang tăng.
  • PMI < 50: Điều này có nghĩa là tổng thể thị trường đang giảm.
  • PMI = 50: Điều này có nghĩa là tổng thể thị trường ở mức cân bằng.

Tuy nhiên, đây chỉ là con số dự báo, để đảm bảo tính chính xác cho các nhận định, doanh nghiệp cần xem xét thêm 3 trường hợp sau:

  • Trường hợp PMI thực tế lớn hơn số dự báo: Nền kinh tế đang có dấu hiệu phát triển tốt, giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó sẽ tăng nhẹ, ngành sản xuất, dịch vụ đang có những phản hồi vô cùng tích cực.
  • Trường hợp PMI thực tế nhỏ hơn số dự báo: Nền kinh tế đang có dấu hiệu sụt giảm, nhà đầu tư đang lo ngại trong việc rót vốn.
  • Trường hợp PMI thực tế bằng với số dự báo: Nền kinh tế không biến động, thị trường đi ngang và tương đối ổn định.

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
Cách phân tích PMI hiệu quả.

Cách sử dụng PMI chính xác

Để sử dụng PMI chính xác và hiệu quả trong giao dịch, nhà đầu tư nên xem xét một số hướng dẫn sau:

  • Đọc và hiểu các ảnh hưởng của chỉ số PMI:
      • Nắm vững ý nghĩa chỉ số PMI, cách PMI phản ánh sự biến động và tăng trưởng trong ngành công nghiệp và nền kinh tế.
      • Hiểu rõ ảnh hưởng của PMI đến các thị trường tài chính, đối với nhà đầu tư, đối với doanh nghiệp và ngân hàng.
  • Theo dõi các báo cáo PMI:
      • Theo dõi các báo cáo PMI được công bố hàng tháng để cập nhật PMI cho các ngành công nghiệp hoặc nền kinh tế bạn quan tâm.
      • Xem xét báo cáo từ các khu vực, các quốc gia có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính mà bạn đang quan tâm.
  • Phân tích xu hướng PMI:
      • Phân tích xu hướng theo thời gian, xác định xu hướng tăng trưởng, ổn định hay suy giảm.
      • So sánh PMI với các tháng trước hoặc với kỳ vọng thị trường để nhận định, đánh giá xu hướng và tín hiệu thị trường.
  • Kết hợp cùng các yếu tố khác:
    • Kết hợp cùng các yếu tố khác như chỉ số lãi suất, nền kinh tế, dữ liệu làm việc và các chỉ số khác để có cái nhìn hoàn thiện hơn tình hình kinh tế.
    • Sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật hoặc hệ thống giao dịch dựa trên tín hiệu PMI và các yếu tố khác để tìm điểm mua vào hoặc bán ra.
  • Đảm bảo theo dõi biến động thị trường: Thị trường tài chính có thể phản ứng mạnh với báo cáo PMI. Do vậy, cần theo dõi biến động giá và khối lượng để đảm bảo an toàn giao dịch.

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
Cách sử dụng PMI chính xác nhất.

  • Lợi ích của việc hiểu và sử dụng Chỉ số PMI

Hiểu và sử dụng chỉ số PMI hiệu quả giúp:

Ra quyết định kinh doanh 

Doanh nghiệp có thể sử dụng PMI để đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt, bao gồm mức độ sản xuất, chiến lược định giá và quản lý hàng tồn kho.

Một số hạn chế và thách thức của việc sử dụng PMI để ra quyết định kinh doanh gồm: 

  • Các lỗi tiềm ẩn trong quá trình thu thập dữ liệu.
  • Sự tập trung trong lĩnh vực sản xuất.

Ra quyết định đầu tư

Các nhà đầu tư có thể sử dụng PMI để hướng dẫn cho các khoản đầu tư của mình, gồm giá cổ phiếu, tỷ giá hàng hóa,...

Một số hạn chế và thách thức của việc sử dụng PMI để ra quyết định đầu tư gồm:

  • Biến động kinh tế chính trị.
  • Sự thay đổi xu hướng của ngành. 

Lập kế hoạch nghề nghiệp

PMI cũng được ứng dụng để lập kế hoạch nghề nghiệp trong nhiều ngành, vai trò công việc khác nhau gồm xu hướng tuyển dụng, tăng lương và nhu cầu đối với 1 số kỹ năng nhất định.

Một số hạn chế và thách thức của việc sử dụng PMI để ra quyết định đầu tư gồm:

  • Biến động kinh tế chính trị.
  • Sự thay đổi xu hướng của ngành. 

PMI là gì? Phân loại, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng 
Lợi ích của việc hiểu và sử dụng chỉ số PMI.

  • Kết luận

Trên đây, bài viết đã tổng hợp toàn bộ những thông tin liên quan đến chỉ số thu mua PMI: khái niệm “PMI là chỉ số gì?”, ưu nhược điểm, cách phân tích và sử dụng hiệu quả,... 

PMI phần nào phản ánh sức khỏe của nền kinh tế trong một doanh nghiệp, thậm chí là một quốc gia. Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về chỉ số này, từ đó phân tích và ứng dụng sao cho hiệu quả nhất.

Lan Hương

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến