logo
Theo dõi investo trên google news

thứ ba, 24/10/2023

Thị trường phái sinh là gì? Ý nghĩa và đặc điểm của thị trường phái sinh

Bên cạnh các công cụ đầu tư cơ bản như cổ phiếu, trái phiếu thì phái sinh cũng nhận được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Vậy thị trường phái sinh là gì? Các sản phẩm của thị trường chứng khoán phái sinh là gì? Hãy cùng Investo tìm hiểu cụ thể hơn về thị trường này ở bài viết dưới đây nhé!

1. Thị trường phái sinh là gì ?

Thị trường phái sinh (Derivatives Market) là một thị trường tài chính cho phép giao dịch các loại hợp đồng và quyền chọn phái sinh. Về cơ bản, thị trường phái sinh cũng có cách hoạt động tương tự các thị trường tài chính khác. Tuy nhiên, thay vì giao dịch trực tiếp trên tài sản, thị trường phái sinh sẽ giao dịch trên các biến động giá và sản phẩm phái sinh.

Các sản phẩm chính của thị trường phái sinh bao gồm: Hợp đồng tương lai; Hợp đồng quyền chọn; Hợp đồng kỳ hạn và Hợp đồng hoán đổi. Đây là các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở là các loại tài sản khác và có giá trị phụ thuộc vào giá trị tài sản cơ sở. 

Về cơ bản, các sản phẩm phái sinh được sinh ra với mục đích tránh sự ảnh hưởng của biến động giá thị trường và phòng ngừa rủi ro. Do đó, các giao dịch trên thị trường phái sinh được thực hiện nhằm tránh biến động thị trường. Ngoài ra, các giao dịch phái sinh chỉ mang tính chất giao dịch trên biến động giá thay vì một tài sản cụ thể.

Thị trường phái sinh là gì? Ý nghĩa và đặc điểm của thị trường phái sinh

Thị trường phái sinh là nơi chuyên giao dịch các công cụ phái sinh.

2. Đặc điểm của thị trường phái sinh

Khác với các thị trường giao dịch thông thường, các hoạt động giao dịch và sản phẩm trên thị trường phái sinh có cách hiểu khá trừu tượng. Để giúp bạn đọc hiểu cụ thể hơn, dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của thị trường phái sinh. Cụ thể như sau: 

  • Mỗi loại sản phẩm phái sinh đều được tạo lập dựa trên tối thiểu một loại tài sản chính (Tài sản cơ sở). Khi đó, giá trị của chứng khoán phái sinh sẽ được quyết định bởi giá trị của tài sản cơ sở đó. 
  • Các giao dịch chứng khoán phái sinh không xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với tài sản cơ sở. Thay vào đó, nó chỉ là cam kết về quyền và nghĩa vụ của hai bên tham gia hợp đồng trước những vấn đề trong tương lai.
  • Sản phẩm chứng khoán phái sinh được xem là công cụ gắn liền với đòn bẩy tài chính (Financial Leverage). Do đó, việc đầu tư vào chứng khoán phái sinh chỉ mang tính chất đầu tư vào sự biến động giá chứ không có nghĩa là đầu tư vào một loại tài sản thực tế nào cả.

Thị trường phái sinh là gì? Ý nghĩa và đặc điểm của thị trường phái sinh

Đầu tư phái sinh nghĩa là đầu tư vào biến động giá thay vì một tài sản cụ thể.

3. Ý nghĩa của thị trường phái sinh

Trong suốt lịch sử phát triển của hệ thống tài chính, sự ra đời của thị trường phái sinh được coi là sáng tạo mang ý nghĩa quan trọng nhất. Theo đó, ta được biết rằng thị trường phái sinh có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành.

  • Với nhà đầu tư: Thị trường phái sinh là nơi đem lại cơ hội kiếm lời cao. Bằng cách tìm kiếm sự chênh lệch giá, các nhà đầu tư có thể dễ dàng chốt lời tại các thời điểm khác nhau.
  • Với doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường phái sinh hoàn toàn có khả năng giảm thiểu rủi ro khỏi biến động giá thị trường. Điều này được điều chỉnh khá dễ dàng thông qua cách cải thiện hoạt động sản xuất trước đó.

Lật lại lịch sử tại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 - 2008. Khi đó, Hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS - Credit Default Swaps) nguyên nhân chính dẫn tới sự suy thoái kinh tế. Thị trường phái sinh được hình thành với mục đích nhằm phòng ngừa rủi ro và định hình lại nền kinh tế. Trong đó, giao dịch trên biến động giá là công cụ quan trọng giúp các hoạt động kinh tế trở nên ổn định hơn.

Thị trường phái sinh là gì? Ý nghĩa và đặc điểm của thị trường phái sinh

Thị trường phái sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định thị trường kinh tế.

4. Ưu điểm và nhược điểm của thị trường phái sinh

Ưu điểm

  • Hạn chế rủi ro về biến động giá: Kể cả khi giá vị thế và giá tài sản cơ sở biến động ngược chiều nhau, việc nắm bắt đúng thời điểm tham gia và bán lại các hợp đồng phái sinh vẫn có thể giúp nhà đầu tư kiếm một khoản lời không nhỏ.
  • Phương thức giao dịch đa dạng và tiện lợi: Nhà đầu tư có toàn quyền lựa chọn các giao dịch có lợi nhất cho bản thân mình. Trong đó, việc sử dụng các giao dịch T+0 hoặc tính năng bán khống có thể giúp đảm bảo lợi nhuận rất tốt.
  • Tính minh bạch cao: Mọi hình thức giao dịch tài chính trên thị trường phái sinh đều được pháp luật bảo hộ và được Sở Giao dịch Chứng khoán xử lý. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và tính thanh khoản của chứng khoán phái sinh.
  • Cung cấp đòn bẩy: Các giao dịch trên thị trường phái sinh có cho phép sử dụng đòn bẩy. Đây là hai công cụ hoàn hảo khi kết hợp với nhau. Nhờ đó, các hoạt động giao dịch vừa có thể hạn chế rủi ro và cũng vừa có khả năng gia tăng thêm lợi nhuận.
  • Đầu cơ hai chiều: Đây là một ưu điểm lớn mà nhà đầu tư có thể tận dụng khi tham gia thị trường phái sinh. Nhờ đó, bất kể giá thị trường biến động theo hướng nào, nhà đầu tư vẫn luôn có cơ hội chốt lời.

Thị trường phái sinh là gì? Ý nghĩa và đặc điểm của thị trường phái sinh

Thị trường phái sinh giúp nhà đầu tư tránh được sự biến động về giá.

Nhược điểm

  • Rủi ro lớn: Chứng khoán phái sinh hoạt động trên một thị trường mở. Do đó, mọi biến động về giá đều có thể đe dọa đến khả năng sinh lời của nhà đầu tư.
  • Yếu tố thời gian: Các sản phẩm trên thị trường phái sinh đều có dạng hợp đồng. Trong đó đều quy định rõ về thời gian đáo hạn. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ chịu áp lực nặng về thời gian khi nắm giữ hợp đồng. Nếu không kịp giao dịch trước khi hết hạn, hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
  • Tính chất phức tạp: Thực tế phần lớn các nhà đầu tư trên thị trường phái sinh đều gặp hạn chế về kiến thức. Một phần là do khối lượng thông tin quá lớn và quá phức tạp. Nếu kẻ xấu biết về điều này, sẽ không ít nhà đầu tư rơi vào các bẫy tài chính trên thị trường phái sinh.
  • Hạn chế về chuyên môn: Không như các thị trường chứng khoán khác, các hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh yêu cầu nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm hơn từ nhà đầu tư. Đặc biệt là kiến thức chuyên môn về việc xử lý các hợp đồng phái sinh.

Thị trường phái sinh là gì? Ý nghĩa và đặc điểm của thị trường phái sinh

Thời gian là một yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư phái sinh cần chú ý.

5. Các chủ thể tham gia thị trường phái sinh

Có 4 chủ thể chính sẽ tham gia thị trường phái sinh. Bao gồm nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro, Nhà đầu cơ, Người kinh doanh giá chênh lệch và Người tìm giá chênh lệch. Dưới đây là những thông tin cụ thể hơn về các chủ thể này.

a. Nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro(Hedger)

Đây là các nhà đầu tư tham gia thị trường phái sinh với mục đích chính là phòng ngừa rủi ro từ biến động giá thị trường. Hay nói cách khác là họ muốn loại bỏ rủi ro về biến động giá trong tương lai. 

Khi này, các công cụ phái sinh là lựa chọn tối ưu nhất để đảm bảo nhu cầu giao dịch và quản lý rủi ro. Do, bản chất các sản phẩm phái sinh vốn đã quy định rõ giá của tài sản trong tương lai. Vì vậy, việc giao dịch sẽ không chịu ảnh hưởng từ biến động tương ứng.

b. Nhà đầu cơ(Speculator)

Nhà đầu cơ là bất kỳ những cá nhân hoặc tổ chức nào sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận. Bằng cách mua thấp và bán cao, các nhà đầu cơ là thành phần chiếm số lượng lớn nhất trong mọi thị trường, kể cả thị trường phái sinh.

Mặc dù mục tiêu khá đơn giản, nhưng để thực hiện được công việc này lại không hề dễ dàng. Tuy nhiên, các nhà đầu cơ vẫn luôn có rất nhiều chiến lược khác nhau để kiếm lợi nhuận từ thị trường. 

Các nhà đầu cơ là thành phần chính tạo lên tính thanh khoản của một thị trường.

c. Người kinh doanh chênh lệch giá(Arbitrageurs)

Người kinh doanh chênh lệch giá là những nhà đầu tư khai thác sự thiếu hiệu quả của thị trường để kiếm lời. Đây thường là những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm và đã có định hướng chi tiết về thị trường. Bên cạnh đó, rủi ro cũng không phải mối bận tâm lớn với họ.

Ví dụ: Cổ phiếu của một công ty X đang được đặt là 20 USD trên Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Đồng thời, cổ phiếu này cũng đang được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn (LSE) với giá là 20,05 USD. Một nhà kinh doanh chênh lệch giá sẽ nhận ra được sự bất thường này. 

Khi đó, họ sẽ mua cổ phiếu ở NYSE và bán ngay lập tức cho LSE để được hưởng lợi nhuận là 0,05 USD chênh lệch mỗi giao dịch. Trên thực tế con số chênh lệch này cũng khá nhỏ. Tuy nhiên, khi giao dịch với một khối lượng cổ phiếu lớn hơn, nó có thể mang về cho bạn một khoản lợi nhuận khổng lồ. 

d. Những người tìm chênh lệch giá(Spreaders)

Tương tự như người kinh doanh chênh lệch giá, những người tìm chênh lệch giá là những cá nhân tìm kiếm sự thiếu hiệu quả của thị trường. Họ thường là những nhà đầu tư rất giàu kinh nghiệm và kiến thức. 

Bằng cách tìm kiếm những khoảng chênh lệch giá, họ sở hữu thông tin mà bất kỳ ai cũng muốn. Và những thông tin này chính là thứ khẳng định giá trị của người tìm chênh lệch giá.

6. Các loại hợp đồng phái sinh trên thị trường phái sinh

Thị trường phái sinh có thể giao dịch với 4 loại hợp đồng. Bao gồm Hợp đồng tương lai, Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng hoán đổi và Hợp đồng quyền chọn. Dưới đây là những thông tin cụ thể hơn về các loại hợp đồng này.

a. Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai (Future Contract) là thỏa thuận quy định rõ về một giao dịch sẽ tiến hành trong tương lai. Trong đó, hợp đồng sẽ có các điều khoản cụ thể về thời điểm giao dịch, mức giá giao dịch, quy mô giao dịch,... 

Đặc biệt tại ngày đáo hạn, nếu một phía không thực hiện các điều khoản đã được quy định và không thực hiện giao dịch. Họ sẽ buộc phải đền bù một khoản tiền dựa trên chênh lệch giá hợp đồng với giá thị trường cho phía còn lại.

Thị trường phái sinh là gì? Ý nghĩa và đặc điểm của thị trường phái sinh

Hợp đồng tương lai - Future Contract trong thị trường phái sinh.

b. Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn (Options Contract) có một số quy tắc gần như ngược lại so với hợp đồng tương lai. Cụ thể, với hợp đồng tương lai, để hủy giao dịch, một bên ký kết buộc phải thực hiện đền bù cho bên còn lại. Tuy nhiên, hợp đồng quyền chọn sẽ cho phép bên cảm thấy bất lợi tùy ý hủy bỏ việc giao dịch.

Trong đó, hợp đồng quyền chọn cũng được xây dựng dựa trên các yếu tố tương tự mọi hợp đồng khác. Nó quy định rõ về việc mua bán một loại tài sản cụ thể, với khối lượng và thời gian rõ ràng. Tuy nhiên, nếu cảm nhận được biến động giá bất lợi, bất kỳ bên nào của hợp đồng cũng có thể tùy ý yêu cầu hủy giao dịch và thanh toán phí mua quyền.

Thị trường phái sinh là gì? Ý nghĩa và đặc điểm của thị trường phái sinh

Hợp đồng quyền chọn trong thị trường chứng khoán phái sinh.

c. Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là một thỏa thuận về việc mua và bán một khối lượng sản phẩm nhất định tại một ngày cụ thể trong tương lai. Về bản chất, hợp đồng kỳ hạn có cơ chế hoạt động và mục đích khá tương đồng so với hợp đồng tương lai. 

Tuy nhiên, thay vì cho phép hủy giao dịch và thực hiện khoản đền bù. Thì hợp đồng kỳ hạn sẽ bắt buộc cả đôi bên ký kết phải thực hiện giao dịch bất kể biến động giá tốt hay xấu.

Thị trường phái sinh là gì? Ý nghĩa và đặc điểm của thị trường phái sinh

Hợp đồng kỳ hạn trong chứng khoán phái sinh - Derivatives Market là gì?

d. Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract) là một loại hợp đồng thỏa thuận về việc trao đổi một dòng tiền cụ thể giữa hai bên. Thường thì dòng tiền trao đổi chỉ là một nhánh nhỏ thay vì toàn bộ dòng tiền. Một số hình thức của hợp đồng hoán đổi là: Hợp đồng hoán đổi tiền tệ; Hợp đồng hoán đổi lãi suất; Hợp đồng hoán đổi tín dụng;...

Hầu hết các hợp đồng hoán đổi được thực hiện với mục đích chính là giúp nhà quản lý tối ưu hóa chi phí vay hoặc tạo thêm tài sản.

Hợp đồng hoán đổi thường được sử dụng bởi các nhà quản lý đầu tư với mục đích tối thiểu hóa các chi phí vay, thực hiện tài trợ hoặc tạo ra tài sản,...

7. Các hoạt động trên thị trường phái sinh

a. Tự bảo hiểm hay phòng ngừa rủi ro

Tự bảo hiểm là hành động của một nhà đầu tư khi vào thị trường phái sinh với mục đích chính là giảm thiểu những rủi ro sinh ra do biến động giá trên thị trường cơ sở. Điều này đồng nghĩa với việc giảm thiểu rủi ro do biến động giá tương lai.

Các hợp đồng phái sinh là công cụ tối ưu nhất để giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro giao dịch.

b. Đầu cơ

Đầu cơ là hoạt động phổ biến nhất trên thị trường phái sinh. Trong đó, bằng cách chấp nhận những rủi ro khi giao dịch, các nhà đầu cơ sẽ có khả năng kiếm lời dễ dàng hơn. Về cơ bản, hoạt động đầu cơ chính là việc mua hoặc bán bất kỳ một tài sản nào trên thị trường với những dự đoán về giá trị của nó trong tương lai.

Các hoạt động đầu cơ được thúc đẩy bởi khả năng kiếm lời nhanh chóng bằng cách chấp nhận rủi ro tương tự.

c. Kinh doanh chênh lệch giá

Việc tìm kiếm các khoảng chênh lệch giá và tận dụng chúng luôn có thể đem về cho nhà giao dịch một khối lượng lớn lợi nhuận. 

Do đó, những nhà đầu tư giao dịch theo phương pháp này đều là những “lão làng” với nhiều năm kinh nghiệm và đã có được những sự nhạy cảm rất cụ thể về thị trường. Nhờ đó, họ mới có thể tìm kiếm các khoảng chênh lệch chính xác nhất.

8. Lợi ích và rủi ro khi tham gia thị trường phái sinh

Lợi ích: 

  • Phòng ngừa rủi ro biến động giá: Sau khi đã có dự đoán về sự tăng trưởng hoặc giảm của giá, nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro biến động thông qua việc sử dụng hợp đồng phái sinh. 
  • Bán khống chứng khoán: Về cơ bản, các sản phẩm chứng khoán phái sinh cho phép nhà đầu tư bán không kể cả khi không sở hữu tài sản cơ sở.
  • Tính thanh khoản cao: Thị trường phái sinh vốn đã được niêm yết trên các sàn giao dịch tập trung. Do đó, các sản phẩm phái sinh đều sở hữu tính thanh khoản tương đối cao.
  • Lợi ích từ đòn bẩy tài chính: Như đã nói ở phía trên, hợp đồng phái sinh và đòn bẩy tài chính là hai công cụ hoàn hảo khi kết hợp với nhau. Nhờ đó, nhà đầu tư vừa có thể giảm thiểu rủi ro từ biến động giá. Vừa tăng thêm khả năng kiếm lời.

Rủi ro:
Thực tế các hoạt động giao dịch trên thị trường phái sinh đều được thực hiện trong cùng một ngày. Do đó, khối lượng công việc và quyết định cần đưa ra là rất lớn. Với cơ chế này, nhà đầu tư dễ gặp khó khăn trong việc lựa chọn những thời điểm mua bán tốt nhất.

Đặc biệt, yếu tố thời gian của các sản phẩm phái sinh dễ gây ra tâm lý nóng vội cho các nhà đầu tư. Điều này có thể khiến các giao dịch không được thực hiện với kết quả tối ưu nhất.

9. Cách tham gia vào thị trường phái sinh

  • Bước 1: Mở tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh tại một sàn giao dịch phái sinh uy tín.
  • Bước 2: Thực hiện các công việc khi lập tài khoản, bao gồm kiểm tra hình thức nạp rút, kiểm tra tốc độ vào lệnh, thực hiện việc nộp tiền ký quỹ ban đầu,...
  • Bước 3: Giao dịch phái sinh. Trên thực tế, thị trường phái sinh cũng được sáng tạo ra y như mọi thị trường kinh tế khác. Như vậy cách tham gia thị trường phái sinh sẽ không có gì khó khăn nếu đây vốn là một thị trường quen thuộc với nhà đầu tư.
  • Bước 4: Tính toán các khoản thanh toán bù trừ, theo dõi ngoại tệ và lên kế hoạch giao dịch phái sinh.

10. Một vài lưu ý trước khi tham gia thị trường phái sinh

Cách tham gia thị trường phái sinh không khó. Nó chỉ khó khi nhà đầu tư tìm cách sống sót và làm việc hiệu quả với phái sinh. Chính vì vậy, để giúp bạn đọc có thể đảm bảo những lợi ích cơ bản nhất khi tham gia thị trường này, mời bạn tham khảo các lưu ý dưới đây:

  • Luôn thực hiện ký quỹ và Call Margin: Tại tất cả giao dịch phái sinh, nhà đầu tư cần phải chú ý thực hiện các bước ký quỹ và margin call thật đầy đủ. Bởi, hành động này sẽ giúp đảm bảo khả năng thanh toán của giao dịch. 
  • Luôn giữ mức ký quỹ phù hợp: Việc duy trì mức ký quỹ theo ở một giới hạn hợp lý, và ghi nhớ thời điểm đáo hạn hợp đồng là một trong những lưu ý cơ bản nhất để giúp nhà đầu tư sống sót trên thị trường phái sinh.
  • Nghiên cứu về khả năng bán khống: Trên thị trường phái sinh, tình trạng bán khống trước ngày đáo hạn diễn ra khá thường xuyên. Tuy nhiên, không nhà đầu tư nào muốn rơi vào tình trạng này. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần hiểu rõ về ngày đáo hạn và khả năng bán khống của các loại chứng khoán phái sinh trước khi chốt giao dịch.
  • Lưu ý về chi phí giao dịch: Dù trên bất kỳ thị trường nào, các khoản chi phí giao dịch, phí hoa hồng, phí Swap,... luôn là những khoản tiền cần thống kê rõ ràng. Việc này giúp nhà đầu tư tránh mất tiền oan và đảm bảo ngân sách giao dịch được hoạt động tối ưu nhất.

11. Kết luận

Thị trường phái sinh vốn là một điểm đến lý tưởng với khả năng sinh lời cao và rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó đòi hỏi nhà đầu tư phải có nhiều kiến thức và kinh nghiệm giao dịch để tránh bị thị trường “nuốt chửng”. Do đó, trước khi tham gia, nhà đầu tư cần trang bị cho bản thân đầy đủ những kiến thức và kinh nghiệm để đối mặt với mọi tình huống. Chúc bạn thành công!

Phương Sơn

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến