Điểm khởi đầu của một xu hướng là rất quan trọng. Nhưng biết được điểm kết thúc của một xu hướng cũng quan trọng không kém. Chỉ báo kĩ thuật Parabolic SAR dưới đây sẽ giúp nhà giao dịch xác định điểm kết thúc của một xu hướng.
Parabolic SAR được phát triển bởi Welles Wilder. SAR là viết tắt của cụm từ Stop And Reverse nghĩa là dừng lại và đảo chiều. Welles Wilder phát triển chỉ báo dựa trên hệ thống giao dịch theo giá và thời gian. Vì vậy nó có khả năng xác định các thời điểm đảo chiều của giá để kết thúc đợt điều chỉnh và hình thành xu hướng mới.
PSAR đi theo sau giá khi xu hướng kéo dài. Và nó chỉ dùng để giao dịch theo xu hướng, không phải đảo chiều.
3 công dụng của Parabolic SAR:
Chỉ báo Parabolic SAR này khi sử dụng trong các công cụ phân tích kĩ thuật có dạng một chuỗi dấu chấm nhỏ. Lưu ý rằng nó thường nằm trên hoặc dưới đường giá.
Công thức tính PSAR: PSAR n + 1 = PSAR n + AF x (EP – PSAR n)
Trong đó:
Thông số mặc định của AF trong tính toán PSAR là 0.02. Đây là thông số tối ưu nhất được tác giả đưa ra sau nhiều thời gian nghiên cứu và thử nghiệm thực tế. Vì vậy chúng ta cũng sẽ sử dụng thông số mặc định AF = 0.02. Và ta cũng không cần phải tính công thức trên khi nó hoàn toàn sẵn có trên phần mềm giao dịch MT4.
Khi sử dụng PSAR để xác định xu hướng, có một quy tắc bạn cần ghi nhớ. Đó là QUY TẮC 3 ĐIỂM. Quy tắc này nói rằng cần xuất hiện 3 điểm PSAR để một xu hướng được xác nhận.
Nếu các dấu chấm nằm dưới giá thì báo hiệu xu hướng tăng. Lúc này chỉ báo Parabolic cũng báo hiệu đảo chiều giảm khi nó vượt qua giá để đi lên. Điều đó tạo thành 3 chấm từ trên xuống ở trên nến. Còn nếu các dấu chấm nằm trên giá thì báo hiệu xu hướng giảm. Lúc này chỉ báo Parabolic sẽ báo hiệu đổi chiều tăng khi nó vượt qua giá để đi xuống. Nó tạo thành 3 chấm từ dưới lên dưới nến.
Không dùng chỉ báo này khi thị trường đi ngang vì nó sẽ cho tín hiệu sai rất nhiều.
Trong một xu hướng tăng, các dấu chấm Parabolic SAR nằm phía dưới biểu đồ giá. Nếu bạn đang có lệnh Buy, bạn sẽ muốn chốt lệnh khi thấy dấu chấm PSAR xuất hiện phía trên biểu đồ giá.
Ngược lại, trong một xu hướng giảm, các dấu chấm PSAR nằm phía trên biểu đồ giá. Nếu ta đang có lệnh Sell, ta sẽ muốn chốt lệnh khi thấy dấu chấm PSAR xuất hiện phía dưới biểu đồ giá.
3.2 Kết hợp chỉ báo Parabolic SAR với một số công cụ khác:
Parabolic SAR kết hợp với ADX
Parabolic SAR là một chỉ số cho biết rất sớm sự xuất hiện của trend. Nhược điểm của nó là chỉ báo chỉ thể hiện độ lên xuống của giá. Nó không thể hiện tình trạng đi ngang hay sideway của thị trường. Trong khi đó, trạng thái này lại chiếm thời lượng khá lớn.
Để bù lại nhược điểm trên ta sử dụng công cụ ADX để xác định độ mạnh yếu của xu hướng. Bù lại khuyết điểm đi sau giá của một vài indicator trong đó có PSAR.
ADX hướng lên trên mức 25 (hoặc trong khoảng 20-40) thì xu hướng đó càng được củng cố.
Khi chỉ báo ADX đã vượt mức 50 tức xu hướng đã cực mạnh. Không nên đặt lệnh vì khả năng xảy ra đảo chiều trên thị trường là rất cao.
Khi ADX dưới mức 20 không nên vào lệnh vì lúc đó thị trường chưa có xu hướng rõ ràng. Lúc này các chấm của PSAR sẽ xuất hiện đoạn ngắn và xen kẽ nhau trên và dưới nến.
Việc kết hợp Parabolic SAR với các vùng hỗ trợ kháng cự là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để đưa ra một tín hiệu giao dịch. Hỗ trợ và kháng cự là kiến thức vô cùng cơ bản. Tuy nhiên, nó lại không thể thiếu với bất kỳ nhà giao dịch nào. Những người mà đang muốn kiếm tiền trên thị trường tài chính.
Nếu công cụ Parabolic SAR xuất hiện tín hiệu bán nhưng giá hiện tại đang ở vùng hỗ trợ rất mạnh trên khung thời gian lớn. Thì nhiều khả năng đó là một tín hiệu nhiễu của PSAR.
Ngược lại, nếu xuất hiện tín hiệu bán, đồng thời giá hiện tại đang ở vùng kháng cự mạnh thì đó là một tín hiệu
Parabolic SAR đi theo giá và dùng để giao dịch theo xu hướng. Một khi 1 xu hướng giảm đảo chiều và bắt đầu hướng lên. Parabolic SAR sẽ đi theo sau như 1 lệnh trailing stop. Các dấu chấm trailing stop này cứ tiếp tục bám theo giá cho tới khi xu hướng đảo chiều. Nói cách khác, PSAR không bao giờ giảm đi trong 1 xu hướng tăng.
Đồng thời, nó sẽ làm tăng lợi nhuận khi xu hướng tiếp tục. Như vậy chức năng đầu tiên của nó là trailing stop.Khi giá ngưng không tăng nữa và cắt xuống Parabolic SAR, xu hướng giảm bắt đầu. Khi đó, PSAR sẽ nằm trên giá, lúc này lệnh Trailing stop chốt lỗ.
Nếu trader có một lệnh mua bị dính stop loss, điều này cũng đồng nghĩa một cơ hội vào lệnh bán tiếp theo. Ngay lúc này trader có thể đặt lệnh bán với một trailing stop. Nó được thiết lập theo mức mà Parabolic SAR thể hiện theo chiều ngược lại.
Kỹ thuật SAR cho phép chúng ta nắm bắt diễn biến giá theo 2 hướng của thị trường mà vẫn đảm bảo một độ an toàn nhất định.
Lưu ý duy nhất của chức năng này là khả năng phát huy hiệu quả tối ưu trong thị trường biến động mạnh. Nếu thị trường bình ổn thì nhiều khả năng thị trường sẽ phát ra các tín hiệu sai lệch.
Ngoài cách kết hợp với các công cụ trên, PSAR còn có thể kết hợp với các công cụ khác. Như Volume, Zigzag, MA,... Khi kết hợp chung sẽ giúp loại bỏ các tín hiệu nhiễu do chỉ báo Parabolic SAR gây ra. Có thể quan sát nhiều khung thời gian trên biểu đồ sẽ giúp chiến lược hiệu quả hơn.