logo
Theo dõi investo trên google news

thứ sáu, 23/06/2023

CAPEX là gì? Đặc điểm của CAPEX trong doanh nghiệp và đầu tư tài chính

Thường được sử dụng để đánh giá cổ phiếu, CapEx có lẽ không phải một khái niệm quá xa lạ với các nhà giao dịch tài chính. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vấn thường nhầm lẫn thuật ngữ này với các chỉ số vốn xoay vòng khác của doanh nghiệp. Vậy dưới đây, hãy cùng Investo giải nghĩa cụ thể hơn về thuật ngữ “CapEx là gì”, và tìm hiểu thêm về cách ứng dụng chỉ số này trong đầu tư tài chính nhé!

1. CAPEX là gì ?

CapEx là từ viết tắt của Capital Expenditure, đây là chi phí vốn dành cho tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong đó, các chi phí vốn này sẽ được sử dụng để duy trì, nâng cấp các tài sản cố định và dự án đầu tư khác. Ví dụ như: Nâng cấp máy móc, nhà xưởng, mua thêm thiết bị sản xuất,.... Việc đầu tư vào các tài sản này nhằm gia tăng phạm vi hoạt động, gia tăng sản lượng sản xuất của doanh nghiệp.

CapEx là một chỉ số quan trọng giúp phản ánh sức mạnh dòng tiền cố định và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

Trong kế toán, khoản chi CapEx sẽ được tách biệt với các ngân sách hoạt động khác. Nó cũng được ghi vào bảng cân đối dưới dạng một khoản đầu tư thay vì chi phí. Do, các khoản chi CapEx có thể hồi phục theo thời gian thông qua khấu hao tài sản. (Khấu hao là khoản tiền hao mòn theo thời gian sử dụng các tài sản).

Lưu ý: Chi phí vốn dành cho tài sản cố định (CapEx) không dùng để duy trì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

CAPEX là gì? Đặc điểm của CAPEX trong doanh nghiệp và đầu tư tài chính

CapEx là chi phí vốn dành cho tài sản cố định - Chỉ số CapEx là gì?

2. Đặc điểm của CAPEX 

  • Chi phí tài sản cố định không giống với chi phí hoạt động của doanh nghiệp (OPEX). Do đó, trong trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng CapEx để duy trì hoạt động. Việc cần làm là đảm bảo khấu trừ hoàn toàn trong năm phát sinh.
  • CapEx cần được vốn hóa và phân bổ lại. Trong đó, việc phân bổ sẽ dựa trên thời gian sử dụng dự kiến của tài sản đó. Còn, trong trường hợp chi phí này sử dụng để duy trì một tài sản khác, CapEx phải được khấu hao hoàn toàn trong năm mà nó phát sinh.
  • CapEx thường có giá trị hoặc bị phát sinh ở quy mô lớn. Bởi, hấu hết các tài sản cố định của doanh nghiệp đều sẽ được sử dụng trong nhiều năm. 
  • Chi phí vốn tài sản cố định là khoản đầu tư dài hạn. Doanh nghiệp cần nhiều thời gian để hoạt động chứ khó để thu hồi vốn sớm từ nó. Khi CapEx giảm, giá trị của tài sản cũng giảm đi một phần. 
  • Với mỗi mục và loại tài sản khác nhau, CapEx sẽ được xác định và ghi nhận với một giá trị khác. Điều này cũng có nghĩa là trong mỗi lĩnh vực hoạt động, giá trị của CapEx sẽ được đặt khác nhau.

CAPEX là gì? Đặc điểm của CAPEX trong doanh nghiệp và đầu tư tài chính
Chi phí tài sản cố định Capex là gì - Đặc điểm của CapEx.

3. Ý nghĩa của CAPEX

Là đơn vị chiếm tỷ trọng quan trọng trong dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp. Dựa vào CapEx, nhà đầu tư sẽ cho biết một doanh nghiệp đang đầu tư bao nhiêu vào tài sản cố định để duy trì và phát triển. Trong đó có bao gồm cả những tài sản cố định mới và hiện có.

Thông thường, với lợi thế cạnh tranh càng cao, khối lượng tiền lợi nhuận được sử dụng để đầu tư cho tài sản cố định (CapEx) trong mỗi năm sẽ càng thấp. Do, hấu hết các tài sản này đều đã được tối ưu trước đó. Vì thế, nếu doanh nghiệp không có nhu cầu mở rộng thị trường, khoản chi này thường chỉ dùng để bảo dưỡng hoặc duy trì một số tài sản và máy móc nhất định.

  • Tỷ lệ CapEx / Lợi nhuận sau thuế: Tỷ lệ này cho biết trong một vòng đời của tài sản, doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh từ nó. Tỷ lệ này càng thấp, tính cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.
  • Tỷ lệ CFO / CapEx (Dòng tiền hoạt động kinh doanh/ Dòng tiền tài sản cố định). Tỷ lệ này cho biết mức đáp ứng nhu cầu cho tài sản cố định của doanh nghiệp. Tỷ lệ  / CapEx càng lớn, khả năng tài chính của doanh nghiệp càng cao.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng thường có xu hướng phân tích CapEx làm 2 loại mà bạn có thể tham khảo thêm. Đó là CapEx duy trì và CapEx tăng trưởng.

  • CapEx duy trì: Đây là khoản chi phí tối thiểu để doanh nghiệp duy trì hoạt động. 
  • CapEx tăng trưởng: Đây là mức tiền cho phép đầu tư để mở rộng quy mô hoạt động, tăng thêm sản lượng sản xuất,...

CAPEX là gì? Đặc điểm của CAPEX trong doanh nghiệp và đầu tư tài chính
Cách tính capex trong chứng khoán.

4. Cách tính chỉ số CAPEX

Dưới đây là công thức tính nhanh chỉ số CapEx doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo:

CAPEX = Δ PP & E + Khấu hao hiện tại = Giá trị TSCĐ cuối kỳ - Giá trị tài sản đầu kỳ + Chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ.

Trong đó:

  • Δ PP & E là sự chênh lệch giá trị trước và sau của các loại tài sản cố định.
  • CapEx là khoản chi phí dùng để đầu tư tài sản cố định.

CAPEX là gì? Đặc điểm của CAPEX trong doanh nghiệp và đầu tư tài chính
Công thức tính chỉ số CapEx - CapEx là gì? 

5. CAPEX bao nhiêu là tốt

Để đánh giá CapEx bao nhiêu là tốt, nhà đầu tư cần xem xét kỹ mối tương quan giữa nhiều yếu tố. Cụ thể, nhà đầu tư có thể đánh giá CapEx dựa trên một số yếu tố sau: 

  • Dựa trên giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: Tại các giai đoạn đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô. Doanh nghiệp thường sẽ cần dòng tiền CapEx lớn để mua thêm, nâng cấp các máy móc, nhà xưởng,... Theo đó, cho đến khi bước vào giai đoạn ổn định, khoản chi này mới giảm xuống mức phù hợp hơn. Vừa đủ để phục vụ việc bảo trì, sửa chữa cần thiết.
  • Dựa trên năng lực tài chính: Việc đánh giá độ tương quan giữa các kế hoạch sử dụng CapEx với năng lực tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư xác định độ khả thi của một dự án. Nếu nhận thấy tài chính của doanh nghiệp không đủ để chi trả và đảm bảo khoản CapEx. Khả năng cao là dự án sẽ thất bại hoặc bị dang dở. 
  • Dựa trên biên lợi nhuận gộp (Gross Margin): Đối với những doanh nghiệp sản xuất, các khoản đầu tư CapEx không chỉ để gia tăng sản lượng sản xuất mà còn để cải thiện biên lợi nhuận gộp. Vì vậy, khi đầu tư quá nhiều chi phí vào các tài sản cố định mà biên lợi nhuận không cải thiện. Có nghĩa là việc đầu tư của doanh nghiệp đang không có hiệu quả. Việc tiếp tục đầu tư không kế hoạch sẽ nhanh chóng bào mòn lợi nhuận và tiền doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận sau thuế: Có một sự thật là các doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh hàng đầu thường chỉ chi phí một khoản rất nhỏ cho CapEx. Khi này, khoản CapEx sẽ được sử dụng để duy trì hoạt động và vị thế của doanh nghiệp.

Ngoài các yếu tố trên, nhà đầu tư cũng có thể so sánh chỉ số vốn với lợi nhuận sau thuế để đánh giá cổ phiếu. Công thức bằng tổng CapEx của doanh nghiệp trong 6-7 năm gần nhất so sánh với tổng lợi nhuận sau thuế cùng kỳ. Khi này:

  • Tổng CapEx < 50% Lợi nhuận sau thuế. Tức, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt, bạn có thể xem xét việc đầu tư cổ phiếu này.
  • Tổng CapEx < 25% Lợi nhuận sau thuế. Tức, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang cực kỳ tốt, doanh nghiệp đang sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn. Nhà đầu tư nên cân nhắc về cổ phiếu doanh nghiệp này.

CAPEX là gì? Đặc điểm của CAPEX trong doanh nghiệp và đầu tư tài chính
Nhà đầu tư cần dựa trên nhiều yếu tố để đánh giá CapEx bao nhiêu là tốt.

Xem thêm: Profit Margin là gì? Ý nghĩa, phân loại, đặc điểm, cách sử dụng

6. Ứng dụng chỉ số CAPEx trong đầu tư tài chính

Chỉ số CapEx có thể kết hợp với nhiều chỉ số khác để đánh giá một doanh nghiệp. 

a. Chỉ số CFO/CAPEX

Chỉ số CFO / CapEx được hiểu là chỉ số dòng tiền thuần sinh ra từ hoạt động kinh doanh / chi phí đầu tư đã được sử dụng. Dựa trên tỷ lệ chỉ số này, bạn có thể đánh giá doanh nghiệp như sau:

  • Khi CFO / CapEx > 1: Điều này khẳng định các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang tạo ra đủ tiền mặt để chi trả chi phí CapEx trong một thời gian dài. 
  • Khi CFO / CapEx < 1: Điều này có nghĩa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang không tạo ra đủ tiền mặt để chi trả chi phí đầu tư thêm hay sửa chữa tối thiểu cho các tài sản cố định.

Ví dụ: Tỷ lệ CFO / CapEx của VNM trong giai đoạn 2012 - 2019.

 

Năm 

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

CFO

5,295

6,252

5,328

7,659

8,390

9,602

8,140

11,410

CAPEX

3,117

1,470

805

1,024

1,091

2,552

3,091

2,044

CFO/

CAPEX

1.7

4.3

6.6

7.5

7.7

3.8

2.6

5.6

 

Lưu ý: Đây là tỷ trọng ngành. Vì vậy, khi so sánh tỷ số này, nhà đầu tư hãy đảm bảo bản thân đang so sánh tỷ trọng giữa 2 doanh nghiệp ở trong cùng một ngành sản xuất.

b. Tính toán FCFF - giá trị dòng tiền tự do của doanh nghiệp

Dòng tiền tự do của doanh nghiệp là tiêu chí để đo lường dòng tiền sinh ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau thuế và sau khi đã phân phối đủ cho các chủ sở hữu, chủ nợ. Theo đó, ta có thể sử dụng CapEx để xác định FCFF theo công thức sau:

FCFF = EBIT x ( 1 - Thuế thu nhập doanh nghiệp) + Khấu hao - CAPEX - Thay đổi vốn lưu động.

Trong đó:

  • EBIT là thu nhập của doanh nghiệp trước thuế.

CAPEX là gì? Đặc điểm của CAPEX trong doanh nghiệp và đầu tư tài chính
Nhà đầu tư có thể dựa vào CapEx để đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp.

7. Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc hiểu thêm về CapEx là gì, cũng như những cách ứng dụng CapEx trong đầu tư tài chính. Mong rằng những thông tin trên đã phần nào giải đáp thắc mắc trước đó của bạn. Và, đừng quên tiếp tục theo dõi Investo để đón đọc những kiến thức tài chính mới hàng ngày nhé!

Phương Sơn

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến