logo
Theo dõi investo trên google news

thứ sáu, 15/05/2020

Chiến Thuật Giao Dịch Bollinger Bands kết hợp với RSI

Bollinger Bands và RSI là hai công cụ phổ biến được nhiều nhà giao dịch áp dụng vào hệ thống của mình. Trong bài viết này sẽ giới thiệu cách kết hợp của Bollinger Bands và RSI để có thể nắm bắt cơ hội giao dịch nhiều hơn so với chỉ sử dụng riêng lẻ từng công cụ.

  1. Bollinger Bands và RSI

Để hiểu về sự kết hợp của hai chỉ báo này trước tiên ta cần hiểu rõ từng công cụ:

Bollinger Bands là chỉ báo dùng để do sự biến động của thị trường,  ngoài ra công cụ này còn giúp xác định xu hướng, kháng cự hỗ trợ động, cung cấp về định nghĩa giá cao, giá thấp trong các giai đoạn của thị trường.

Bollinger Bands được hình thành từ việc kết hợp đường MA (chủ yếu là MA 20) và độ lệch chuẩn tạo thành 3 đường tạo thành một dải. Chiến thuật giao dịch sẽ dựa vào sự chuyển động của giá so với các biên của công cụ và hình dáng của dải Bollinger Bands.

RSI là chỉ báo động lượng giúp đo lường tốc độ và sự thay đổi của dao động giá trong một khoảng thời gian nhất định, cụ thể là đo sự dao động giữa 2 cực quá mua (overbought - trên 70) và quá bán (oversold - dưới 30) của thị trường.

Chiến thuật giao dịch riêng lẻ với từng công cụ đã được viết rõ ở những bài trước, bạn đọc có thể tìm lại và tham khảo.

Sự kết hợp giữa Bollinger Bands và RSI để nắm bắt các biến động giá sớm hơn của RSI dựa vào bộ lọc là Bollinger bands hoặc củng cố các điểm đảo chiều khi RSI rơi vào các vùng quá mua hoặc quá bán nhờ vào Bollinge bands.

Nếu chỉ giao dịch riêng lẻ hai công cụ trên có lẽ chưa đủ hoặc rất lâu để có thể cho ra tín hiệu vào lệnh. Với sự kết hợp của hai công cụ trên, ta sẽ có ý tưởng giao dịch lấy Bollinge Bands làm bộ lọc tín hiệu dựa trên các mức dao động của RSI với 2 chiến lược sau đây:

Giao dịch khi tách riêng từng biểu đồ

Giao dịch khi hai công cụ giao cắt nhau trên một biểu đồ

  1. Giao dịch khi tách riêng từng biểu đồ

Với chiến lược này , RSI cần hiển thị 3 mốc là 30,70, và mốc giữa 50

Mốc 50 ở giữa là một mốc để xác định giá sắp tăng hay giảm. Để chèn thêm một mốc ta chỉ cần chọn Add và gõ mốc muốn hiển thị thêm ( ở đây là mốc 50) và sau đó chọn OK.

B1: Xác định xu hướng: Tìm kiếm cặp tiền đang có xu hướng rõ ràng dựa vào các công cụ khác như trendline, kênh,…

B2 : Chờ giá giá hồi về hoặc chạm vào biên trên (trong xu hướng giảm) hoặc biên dưới (trong xu hướng tăng) của Bollinger bands

Lúc này có thể coi là tín hiệu xuất hiện để vào lệnh, tuy nhiên cần một điều kiện khác đó là động lượng của giá, lúc này cần sử dụng đến RSI.

B3: Quan sát RSI:

  • Trong trường hợp xu hướng tăng, giá hồi gần về hoặc chạm vào biên dưới của Bollinger bands, ta cần quan sát nếu RSI hướng lên trên và nằm trong khoảng 30-50.
  • Trường hợp ngược lại, trong xu hướng giảm, giá tăng hồi lại gần hoặc chạm vào biên trên của Bollinger bands, lúc này RSI cần di chuyển hướng đi xuống trong vùng 70 trở về 50.

Nếu đường RSI di chuyển ở các mức trên 80 và dưới 20, ta nên bỏ qua thời điểm này.

B4: Chọn điểm vào lệnh.

Sau khi thỏa mãn các điều kiện ở trên, ta đã có thể vào lệnh. Điểm vào lệnh ở đây có thể là từ các cây nến xác nhận các điều kiện và tín hiệu ở trên là đúng. Hoặc có thể là các mức kháng cự - hổ trợ giao thoa với các điều kiện ở trên.

B5: Đặt chốt lời và chốt lỗ: chốt lời và chốt lỗ sẽ dựa vào giá của đỉnh hoặc đáy cũ. Nếu giao dịch ở khung thời gian nhỏ thì lựa chọn số pip với pip lời bằng hoặc cao hơi pip lỗ. 

  1. Giao dịch khi hai công cụ trên một biểu đồ

Với chiến lược này, hai công cụ cần phải lồng vào nhau cùng trên một biểu đồ

Để Bollinger bands hiển thị trên biểu đồ của RSI ta chỉ cần kéo mục Bollinger bands trong khung Navigator ở phần Indicators. Sau đó  phần Apply to chọn First Indicators’s Data và nhấn Ok để kết thúc.

Đối với trader giao dịch theo xu hướng, thì cần phải xác định xu hướng hiện tại, và sau đó tìm kiếm những cú hồi của thị trường. Sự kết hợp của hai công cụ này vẫn có thể áp dụng khi thị trường sideway hay ở các chu kì giá hồi, tuy nhiên việc giao dịch theo xu hướng sẽ giúp chiến lược an toàn và xác suất thắng cao hơn.

  • Nếu chỉ báo RSI vượt ra ngoài biên dưới của Bollinger Bands và quay trở vào bên trong thì đó là vùng quá bán
  • Nếu chỉ báo RSI vượt ra ngoài biên trên của BB và quay ngược vào bên trong thì đó là vùng quá mua .

Khi cú hồi rơi vào trạng thái quá mua trong xu hướng giảm hoặc trạng thái quá bán trong xu hướng tăng thì đó chính là cơ hội để vào lệnh. Đối với những giao dịch ngược xu hướng khi rơi vào vùng quá mua quá bán chỉ nên giao dịch ngắn hạn và chốt lời thấp.

Với công cụ này mục đích chính vẫn là giúp chúng ta xác định những vùng quá mua quá bán sớm hơn mà không phải quan sát riêng lẻ các mức chủ chốt của RSI thông thường là 30 và 70, như vậy sẽ giúp các nhà giao dịch có nhiều cơ hội vào lệnh hơn.

Giống như mọi công cụ khác, sự kết hợp của Bollinger bands và RSI vẫn luôn có những tín hiệu sai hoặc tín hiệu trễ vì vậy luôn phải nhớ quản lý vốn với điểm vào lệnh đầy đủ chốt lời chốt lỗ hợp lý.

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến