logo
Theo dõi investo trên google news

thứ tư, 31/05/2023

Full Margin là gì? Ảnh hưởng, dấu hiệu và cách giảm thiểu rủi ro.

Full Margin là một trong những thuật ngữ giao dịch phổ biến trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên trên thực thế không nhiều nhà đầu tư hiểu rõ Full Margin là gì? Full Margin ảnh hưởng như thế nào đến cổ phiếu và thị trường. Cách nhận biết và khắc phục tình trạng này thế nào cho tối ưu? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau!

Full Margin là gì?

Trước khi tìm hiểu Full Margin, nhà đầu tư cần phải nhận biết rõ Margin là gì? Margin là thuật ngữ giao dịch ký quỹ trong đầu tư tài chính. Nhà đầu tư có thể sử dụng khoản tiền vay từ công ty chứng khoán và thế chấp bằng chính những cổ phiếu được mua. Margin là một đòn bẩy tài chính giúp các trader tối ưu hoá lợi nhuận nhanh chóng.

Vậy Full Margin là gì? Full Margin là trường hợp nhà đầu tư sử dụng tối đa tỷ lệ ký quỹ công ty chứng khoán cho phép để mua cổ phiếu và không thể đặt thêm lệnh được nữa. Thông thường, khi mở tài khoản ký quỹ, trader sẽ được cung cấp một hạn mức vay nhất định. Khi chạm đến một ngưỡng nhất định, Full Margin sẽ xuất hiện. Và cho phép nhà đầu tư vay tiền mua cổ phiếu mà không được vượt quá mức đó.

Ví dụ: Công ty chứng khoán cho phép nhà đầu tư vay Margin để mua cổ phiếu X với tỉ lệ tối đa 1:2. Trader quyết định dùng 1000$ để mua 1000 cổ phiếu X. Dùng tỷ lệ tối đa 1:2 sàn đã cung cấp để mua cổ phiếu. Tức là trader vay thêm 1000$ từ công ty chứng khoán để mua thêm 1000 cổ phiếu X. Hiện tượng này gọi chung là Full Margin ở nhà đầu tư cá nhân.

Full Margin là gì Full Margin là gì? Full Margin trong chứng khoán là gì?

Xem thêm: Biên lợi nhuận gộp Gross Margin

Vì sao Full Margin hấp dẫn các Trader?

Full Margin sẽ giúp nhà đầu tư hưởng được những lợi ích nổi trội như:

  • Tối ưu hóa nguồn vốn: Trader được phép mua số lượng cổ phiếu nhiều hơn thông qua khoản vay ký quỹ từ công ty chứng khoán, sàn môi giới ngoại hối.
  • Tận dụng All in Full Margin - hành động dồn toàn bộ tiền để đầu tư vào một mã cổ phiếu tiềm năng, tạo cơ hội lợi nhuận tốt hơn khi cổ phiếu tăng giá. Một khi giá trị cổ phiếu tăng, giá trị tài sản ròng cũng tăng lên. Nhà đầu tư sẽ có thêm vốn để mua vào nhiều cổ phiếu hơn, gia tăng lợi nhuận giao dịch.
Full Margin All in Full Margin là gì? Full Margin Forex

Xem thêm: Profit Margin là gì? Ý nghĩa, phân loại, đặc điểm, cách sử dụng

Ảnh hưởng của Full Margin trong chứng khoán là gì?

Nếu không kịp thời điều chỉnh khoản ký quỹ, trader sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, ảnh hưởng tài khoản nghiêm trọng.

Ví dụ: Công ty chứng khoán ABC quy định mức duy trì ký quỹ là 50%. Trader mua 3000$ cổ phiếu X, (trong đó 2000$ là vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, 1000$ là tiền ký quỹ sàn giao dịch, giá trị cổ phiếu X được xem là tài khoản đảm bảo cho phần tiền ký quỹ này).

Ảnh hưởng xảy ra, nếu giá cổ phiếu X giảm 45% thì nhà đầu tư lỗ 900$ (Trường hợp không dùng Margin). Còn nếu dùng Margin, giá sụt giảm 1650$, thu lỗ tới 1350$, tài sản ròng chỉ còn 650$.

Tuy nhiên, tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán chỉ đặt là 39,3%, thấp hơn mức quy định. Do đó, nhà đầu tư sẽ bị sàn yêu cầu “Call Margin”. Trader buộc phải bán bớt cổ phiếu hoặc duy trì mức thỏa thuận tỷ lệ 40%. Trường hợp không thực hiện, công ty chứng khoán sẽ tịch thu tài sản thế chấp bằng cách bán chứng khoán mà không thông qua sự đồng ý của trader sở hữu.

Đối với cổ phiếu

Giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh nếu có đông đảo nhà đầu tư sử dụng hình thức ký quỹ Margin. 

Đa phần Full Margin sẽ được thực hiện trong các phiên điều chỉnh ngắn hạn. Và kết thúc khi thị trường có dấu hiệu điều chỉnh tăng. Song, khi giao dịch trong giai đoạn này, trader cần hết sức lưu ý. Bởi vì giá cổ phiếu có thể rớt mạnh nếu “cá mập” thực hiện chốt lời khi có lượng margin đủ lớn.

Ảnh hưởng của Full Margin sẽ dẫn đến hậu quả hoảng loạn bán tháo cổ phiếu, nhà đầu tư lo lắng bồn chồn, giá thị trường giảm sâu và chạm ngưỡng “Call Margin”.

full margin Ảnh hưởng đối với cổ phiếu Full Margin là gì? Ảnh hưởng đối với cổ phiếu.

Xem thêm: Cổ phiếu quỹ

Đối với thị trường

Việc các công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay ký quỹ Full Margin sẽ làm biến động thị trường chung. Thống kê chỉ ra rằng, công ty chứng khoán thường có xu hướng cho ký quỹ Full Margin vào những ngày cuối cùng của quý để điều chỉnh báo cáo tài chính. Điều này làm thị trường giảm điểm, gây ảnh hưởng đến vị thế giao dịch của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính.

Ảnh hưởng đối với thị trường Full Margin là gì? Ảnh hưởng đối với thị trường.

Cách nhận biết khi thị trường Full Margin

Để nhận biết thị trường Full Margin khi nào, trader buộc phải nắm được kịch bản và dấu hiệu nhận biết.

Kịch bản khi thị trường Full Margin

Một số kịch bản nhận biết khi thị trường xảy ra trạng thái Full Margin:

  • Khi khoản vay đạt ngưỡng Full Margin, thị trường cổ phiếu sẽ có 2-3 phiên đi ngang. Nhà đầu tư ký quỹ mua cổ phiếu giá trị cao sẽ lo lắng và nếu giá vẫn không tăng, họ sẽ bán ra. Cung lớn hơn cầu, giá cổ phiếu có thể giảm nhẹ trong phạm vi 5%. Sau khi bán ra, các công ty chứng khoán thu được tiền từ giao dịch ký quỹ Margin và lại cho các trader khác vay tiền để mua cổ phiếu. Giá cổ phiếu có thể tăng trở lại nhưng không quá 5%. Tất cả chỉ diễn ra trong 10-15 phiên giao dịch.
  • Trong khi thị trường đang Full Margin, nếu giá cổ phiếu vẫn không tăng lên, nhà đầu tư lại tiếp tục bán ra. Giá cổ phiếu có thể giảm đến 10%. Khi này, công ty chứng khoán sẽ thu thêm tiền từ Margin. Tuy nhiên trader cần cẩn thận khi giao dịch ký quỹ bởi rất khó để giá tăng trở lại nếu giá đã giảm mạnh. 

Khi thị trường xảy ra Full Margin, trong trường hợp không có sự kiện lớn nào xảy ra, giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh tăng từ 10% - 20% sau khi đạt ngưỡng Full Margin.

Lưu ý, những nhà đầu tư vay chạm mức Full Margin không thể đặt thêm bất cứ lệnh giao dịch nào khác trên thị trường. Tài khoản khôi phục trạng thái đặt lệnh khi và chỉ khi giá quay đầu tăng ngược trở lại thoát khỏi ngưỡng cố định trên.

Dấu hiệu nhận biết thị trường Full Margin
Trên thực tế, việc nhận biết trang thái Full Margin của thị trường hoàn toàn dựa vào trải nghiệm đầu tư do trên thực tế, chưa có bất kỳ báo cáo hay dữ liệu nào chính thức về vấn đề này. 

Theo đó, trader có thể nhận biết dựa trên một số kinh nghiệm sau:

  • Chủ động theo dõi thị trường. Xem xét liệu tổng giá trị mua vào có vượt ngưỡng tổng vốn đầu tư hay không?
  • Trader sẽ gặp nhiều rủi ro khi giao dịch tại thị trường có trạng thái gần đạt ngưỡng Full Margin. Nếu giá cổ phiếu đạt đỉnh mà không kịp cắt lỗ, rủi ro tài khoản cháy tương đối cao.

Tóm lại, khi sử dụng Full Margin, trader cần bình tĩnh quan sát và đưa ra lựa chọn chính xác. Full Margin giống như con dao hai lưỡi. Có thể đem đến cơ hội tăng trưởng lợi nhuận gấp bội. Nhưng cũng có thể gây thua lỗ nặng nề nếu không tỉnh táo quan sát.

full margin trong chứng khoán là gì Full Margin là gì? Cách nhận biết khi thị trường Full Margin.

Khắc phục tình trạng khi Full Margin 

Để khắc phục tình trạng rủi ro khi rơi vào trạng thái Full Margin. Dưới đây là một vài bài học cho trader:

Đảm bảo tỷ lệ tiền mặt hợp lý

Cân bằng tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu sẽ giúp trader hạn chế được việc ký quỹ vượt mức. 

Sử dụng nguyên tắc không bao giờ dồn toàn bộ trứng vào cùng một giỏ. Khi thời cơ có thể mua một cổ phiếu tốt, tỷ lệ tiền mặt phù hợp sẽ giúp trader nhanh chóng nắm bắt cơ hội, chuyển đổi danh mục hợp lý.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu tối ưu là:

  • 30/70 khi thị trường tăng giá.
  • Đảo chiều 70/30 thậm chỉ là 80/20 khi thị trường giảm giá.
full margin forex Full Margin là gì? Đảm bảo tỷ lệ tiền mặt hợp lý.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Tuyệt đối tránh việc all in vào duy nhất 1 - 2 mã cổ phiếu nếu trader sợ giá lao dốc, thua lỗ nặng nề.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư Full Margin là gì? Đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Sử dụng quy tắc Cắt lỗ - Stop Loss

Stop Loss tưởng chừng đơn giản nhưng trên thực tế đầu tư, không nhiều trader duy trì kỷ luật nguyên tắc này. Đặc biệt là những nhà giao dịch theo mô hình đầu tư tăng trưởng.

Để chủ động điều chỉnh danh mục, trader nên đặt mức stop loss +- 8% để đảm bảo an toàn Full Margin.

Sử dụng quy tắc Stop loss - cắt lỗ. Sử dụng quy tắc Stop loss - cắt lỗ

Tips giảm thiểu tổn thất khi Full Margin 

Sử dụng Full Margin để đầu tư đem lại nhiều lợi ích nổi trội. Tuy nhiên cũng tồn tại không ít rủi ro, tổn thất tài chính. Dưới đây là một vài kinh nghiệm cho trader trong giao dịch Full Margin:

  • Tuyệt đối không tiếp tục mua vào bằng margin nếu cổ phiếu giảm mạnh để bình quân giá giảm xuống.
  • Ưu tiên cơ cấu những mã cổ phiếu yếu trước nếu danh mục đầu tư có quá nhiều mã cổ phiếu. Điều này sẽ giúp hạn chế những mã chứng khoán ít cơ hội phục hồi.
  • Không nên có tâm lý gỡ khi thị trường hồi phục. Thay vào đó chọn cơ cấu danh mục đầu tư khi nắm được cơ hội diễn biến thị trường hồi phục.
  • Hạn chế mua bằng Margin khi giá thị trường đi xuống nhanh. Trong trường hợp này, mức độ rủi ro sẽ tăng lên nhiều lần, giá chỉ cần có dấu hiệu giảm. Dẫn đến nhà đầu tư sẽ bị Call Margin.
Full Margin strategy Full Margin là gì? Kinh nghiệm giảm thiểu tổn thất khi Full Margin.

Kết luận

Trên đây, bài viết đã tổng hợp toàn bộ những kiến thức liên quan đến thuật ngữ Full Margin: Full Margin là gì? Sức hấp dẫn và ảnh hưởng của giao dịch ký quỹ hay cách nhận biết và khắc phục tình trạng khi Full Margin. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Full Margin và ứng dụng đầu tư hiệu quả.

Lan Hương

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến