logo
Theo dõi investo trên google news

thứ bảy, 27/05/2023

Margin Level là gì? Ý nghĩa, công thức tính mức ký quỹ trong Forex

Margin Level (mức ký quỹ) là một tham số mà chắc hẳn mọi nhà đầu tư đều đã nghe qua khi tham gia vào thị trường Forex. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Margin Level là gì? Ý nghĩa và cách tính mức ký quỹ trong Forex là gì? Nội dung của bài viết này sẽ giúp nhà đầu tư giải đáp những câu hỏi trên!

Margin Level hay mức ký quỹ trong Forex là gì?

Margin Level là một trong những chỉ số quan trọng, thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa số vốn chủ sở hữu và số tiền ký quỹ. Chỉ số này quyết định đến mức độ vốn mà nhà đầu tư có thể sử dụng để tham gia các giao dịch tiếp theo.

Margin Level là gì Margin Level đại diện cho hạn mức tối đa mà nhà đầu tư vay được từ công ty chứng khoán.

Mức ký quỹ giao dịch bán chứng khoán phản ánh số tiền cần có để thực hiện giao dịch. Mức ký quỹ càng cao thì Free Margin sẽ càng nhiều, khối lượng giao dịch sẽ càng lớn. Ngược lại, mức ký quỹ càng thấp thì Free Margin sẽ càng ít, khối lượng giao dịch sẽ càng nhỏ. Khi Free Margin bằng 0 hoặc âm, nhà đầu tư không thể giao dịch tiếp.

Nếu để Margin Level giảm xuống mức quy định (100% hoặc thấp hơn) sẽ xảy ra Margin Call (yêu cầu nạp thêm ký quỹ hay đóng bớt các lệnh) hoặc Stop Out (đóng các vị thế mở để số dư tài khoản không bị âm).

Hiểu đúng nghĩa Margin Level là gì và nắm rõ vai trò của Margin Level có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả.

Xem thêm: Margin là gì? Nhà đầu tư có nên vay Margin để chơi chứng khoán không?

Cách tính mức ký quỹ trong Forex

Công thức tính mức ký quỹ Margin Level

Hiện nay, các nền tảng giao dịch MT4, MT5, TradeStation,... đều có thể tính Margin Level một cách tự động. Nhà đầu tư sẽ không cần tính toán mà vẫn biết được giá trị của Margin Level là gì. 

Tuy nhiên, để đảm bảo có thể hiểu tường tận ý nghĩa của Margin Level thì chỉ biết giá trị thôi là chưa đủ. Nhà đầu tư cũng cần nắm được cách tính, cũng như các chỉ số khác liên quan đến Margin Level.

Sau đây là công thức tính mức ký quỹ Margin Level trong Forex:

Margin Level là gì? Ý nghĩa, công thức tính mức ký quỹ trong Forex

mức ký quỹ trong forex là gì Cách tính Margin Level là gì? Margin Level bằng tỷ lệ phần trăm của vốn chủ sở hữu trên số ký quỹ đã dùng

Ví dụ, nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch Forex với các thông số là:

  • Loại tài khoản: Standard.
  • Khối lượng giao dịch: 100.000 đơn vị.
  • Số tiền nạp vào tài khoản Deposit: 10.000USD.
  • Vốn chủ sở hữu Equity = 10.000USD.
  • Số dư tài khoản Balance = Deposit: 10.000USD.

Nhà đầu tư dự đoán cặp tiền EUR/USD có xu hướng tăng từ 1.085 lên 1.094. Thế nên quyết định mở vị thế Long (mua) cặp tiền này với khối lượng 1 Lot, tương đương với 100.000 đơn vị của đồng tiền cơ sở trong cặp tiền tệ. Mức tỷ giá Exchange Rate là 1.085. Mức yêu cầu ký quỹ mà công ty môi giới ngoại hối Broker yêu cầu là 2%.

Xem thêm: Profit Margin là gì? Ý nghĩa, phân loại, đặc điểm, cách sử dụng

Hướng dẫn các bước tính Margin Level thực tế

Dựa vào những thông tin trên, ta có cách tính Margin Level thực tế trong Forex như sau:

Bước 1: Tính Required Margin

Margin Level là gì? Ý nghĩa, công thức tính mức ký quỹ trong Forex

Có thể tính được: 

EUR/USD Required Margin = 100.000EUR x 2% = 2.000EUR

Quy đổi đồng EUR sang USD (tỷ giá EUR/USD lúc mở lệnh là 1.085): 

Required Margin (in USD) = 2.000 x 1.085USD = 2.170USD

Bước 2: Tính Used Margin

Nhà đầu tư chỉ mở một lệnh nên: 

Used Margin = Required Margin (in USD) = 2.170USD

Khi Floating Profit/Loss dương (đồng USD giảm giá làm tỷ giá EUR/USD tăng lên 1.094)

Bước 3: Tính Floating P/L

Floating P/L = Position Size x (Current Price – Entry Price)

Floating P/L = 100.000 x (1.094 – 1.085)/10 = 90pips.

Cặp EUR/USD có giá trị Pip/Lot tiêu chuẩn là 10USD nên:

Floating P/L = 90pips x 10USD = 900USD

Bước 4: Tính Equity

Equity = Balance + Floating P/L = 10.000USD + 900USD = 10.900USD

Bước 5: Tính Margin Level

Margin Level = 10.9002.170 x 100% = 502.3%

Khi Floating Profit/Loss âm (đồng USD tăng giá làm tỷ giá EUR/USD giảm xuống 1.079)

Bước 3: Tính Floating P/L

Floating P/L = 100.000 x (1.079 – 1.085)/10 = -60pips.

Cặp EUR/USD có giá trị Pip/Lot tiêu chuẩn là 10USD nên:

Floating P/L = -60pips x 10USD = -600USD

Bước 4: Tính Equity

Equity = Balance + Floating P/L = 10.000USD - 600USD = 9.400USD

Bước 5: Tính giá trị của Margin Level là gì

Margin Level = 9.4002.170 x 100% = 433.18%

Khi Floating Profit/Loss bằng 0 (đồng USD không biến động)

Bước 3: Tính Floating P/L

Floating P/L = 100.000 x (1.085 – 1.085)/10 = 0pips.

Cặp EUR/USD có giá trị Pip/Lot tiêu chuẩn là 10USD nên:

Floating P/L = 0pips x 10USD = 0USD

Bước 4: Tính Equity

Equity = Balance + Floating P/L = 10.000USD + 0USD = 10.000USD

Bước 5: Tính Margin Level

Margin Level = 10.0002.170 x 100% = 460.83%

Qua kết quả trên, có thể thấy giá trị của Floating Profit/Loss có ảnh hưởng lớn đến Margin Level và Free Margin. Cụ thể:

  • Nếu Floating Profit/Loss dương, giá trị của Margin Level và Free Margin sẽ tăng lên. Khối lượng khớp lệnh mới của nhà đầu tư cũng lớn hơn.
  • Nếu Floating Profit/Loss âm, giá trị của Margin Level và Free Margin sẽ bị giảm đi. Nhà đầu tư khó có thể đặt thêm lệnh mới với khối lượng lớn.

Những thuật ngữ liên quan đến Margin Level là gì?

Ngoài việc tìm hiểu Margin Level là gì, nhà đầu tư cũng cần biết các thuật ngữ liên quan như Equity, Used Margin, Free Margin, Full Margin, Call Margin,...

Balance

Trước khi bắt đầu giao dịch trên thị trường Forex, nhà đầu tư cần mở tài khoản và nạp một số tiền giao dịch nhất định. Thì số dư ban đầu đó là Balance, tương đương khoản tiền tối đa nhà đầu tư có thể mất. Balance chỉ có thể thay đổi nếu như nhà đầu tư nạp thêm tiền hoặc đóng một lệnh giao dịch.

mức ký quỹ là gì Balance được hiểu đơn giản là số tiền ban đầu mà nhà đầu tư nạp vào tài khoản

Floating Profit/Loss

Dịch theo nghĩa tiếng Việt là lợi nhuận/thua lỗ thả nổi. Tức là khoản lợi nhuận hoặc thua lỗ có thể nhận trong một vị thế mở và chưa cố định. 

Nếu Floating Profit/Loss dương, nghĩa là giá hiện tại cao hơn giá mở vị thế, nhà đầu tư có lợi nhuận chưa ghi nhận. Nếu Floating Profit/Loss âm, tức giá hiện tại thấp hơn giá mở vị thế, nhà đầu tư bị thua lỗ chưa ghi nhận. Đến khi đóng vị thế đó thì mới được cố định và thể hiện số dư trong tài khoản.

Equity

Tham số này thường được gọi là vốn chủ sở hữu, thể hiện số tiền hiện có trong tài khoản. Công thức tính vốn chủ sở hữu sẽ là tổng số dư ban đầu Balance và lợi nhuận/thua lỗ thả nổi Floating Profit/Loss.

Used Margin

Đây là số tiền ký quỹ đã được sử dụng để mở và duy trì các vị thế giao dịch. Used Margin được tính bằng tổng giá trị của các vị thế mở, dựa trên khối lượng giao dịch và yêu cầu ký quỹ. Nếu Used Margin tăng, khả năng mở vị thế mới giảm hoặc nạp thêm tiền để duy trì vị thế.

Free Margin

Còn được gọi là dư ký quỹ, là số tiền có sẵn trong tài khoản giao dịch để mở vị thế mới hoặc duy trì các vị thế hiện có. Free Margin được tính bằng hiệu của vốn chủ sở hữu Equity và số tiền ký quỹ đã sử dụng.

cách tính mức ký quỹ trong forex Free Margin thể hiện số tiền có trong tài khoản của nhà đầu tư để mở lệnh mới hay duy trì lệnh hiện có

Công thức tính Free Margin là:

Free Margin = Equity (Vốn chủ sở hữu) - Used Margin (Ký quỹ đã sử dụng)

Nếu Free Margin là dương, nhà đầu tư có đủ tiền để mở vị thế mới. Nếu Free Margin là âm, tức là nhà đầu tư đã sử dụng hết ký quỹ, không thể mở thêm giao dịch mới. 

Full Margin

Full Margin là thuật ngữ dùng để chỉ tỷ lệ ký quỹ tối đa mà nhà đầu tư sử dụng để mua cổ phiếu. Khi đạt đến trạng thái Full Margin thì sẽ không được phép đặt thêm lệnh. Lúc này, buộc nhà đầu tư phải theo dõi và cập nhật các biến động của thị trường thường xuyên. Nếu thị trường giảm mạnh mà không kịp cắt lỗ, tài khoản sẽ bị cháy nhanh chóng, dẫn đến Call Margin.

Call Margin

Đây là lệnh gọi ký quỹ mà công ty chứng khoán sử dụng để đảm bảo an toàn cho tỷ lệ vay Margin. Các công ty chứng khoán sẽ yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm tiền hoặc đóng các vị thế mở để tăng ký quỹ. Call Margin xảy ra khi mức ký quỹ giảm xuống dưới 100%.

Stop Out 

Stop Out là tín hiệu có thể gặp trong giao dịch tài chính, nhất là trong giao dịch Margin. Vậy, mối quan hệ giữa Stop Out và Margin Level là gì? Lệnh Stop Out được tạo khi Margin Level giảm dưới mức quy định, tài khoản không đủ tiền để duy trì lệnh mở nên lệnh tự động bị đóng. Thường thì Stop Out được đặt ở mức ký quỹ là 30%.

cách tính margin level trong forex Stop Out được áp dụng khi tài khoản không còn đủ số dư để duy trì vị thế mở

Margin Level - Mức ký quỹ tác động như thế nào trong giao dịch?

Margin Level ảnh hưởng đến việc quản lý danh mục ký quỹ VPS và quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Cụ thể, những tác động của Margin Level là gì?

  • Khi Margin Level giảm xuống dưới 100%, tài khoản không đủ khả năng tạo thêm lệnh mới. Đến một mức nhất định, lệnh Margin Call được kích hoạt, Trader phải nạp thêm tiền hoặc đóng các vị thế mở để duy trì mức ký quỹ an toàn.
  • Mức ký quỹ bao nhiêu là an toàn? Tùy thuộc vào quy định và chính sách của từng sàn giao dịch hoặc broker mà có mức khác nhau. Thông thường là từ 100% trở lên, tức tỷ lệ ký quỹ của Trader phải trên mức ký quỹ yêu cầu.
  • Mức ký quỹ bao nhiêu là cháy tài khoản? Khi Trader không thực hiện theo yêu cầu Call Margin, thị trường vẫn tiếp tục giảm thì Floating P/L càng âm và mức ký quỹ càng thấp. Đến khi giảm xuống dưới Margin Call Level sẽ xảy ra Stop Out, tài khoản có nguy cơ bị cháy. Các vị thế mở tự động đóng, nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền đầu tư ban đầu.
mức ký quỹ bao nhiêu là cháy tài khoản Mức ký quỹ Margin Level quyết định đến khả năng nhà đầu tư có thể mở thêm vị thế mới hay không

Hy vọng với những chia sẻ về Margin Level là gì ở trên đã giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát nhất về tham số này. Đồng thời biết được cách tính và ý nghĩa của Margin Level trong thị trường Forex. Chúc nhà đầu tư có thể hiểu rõ mức ký quỹ là gì để quản trị rủi ro hiệu quả, phân bổ vốn vào lệnh hợp lý!

Huỳnh Hà

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến