logo
Theo dõi investo trên google news

thứ sáu, 28/04/2023

So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai có gì khác?

Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là những công cụ phổ biến đối với thị trường giao dịch phái sinh. Vậy hai loại hợp đồng này được phân biệt như thế nào? Nhà đầu tư nên chọn loại hợp đồng nào để giao dịch hiệu quả? Tìm hiểu ngay sau đây, mọi vấn đề sẽ được giải đáp tường tận!

hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

1. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Để so sánh giữa hợp đồng kỳ hạn với hợp đồng tương lai, bạn cần phải hiểu một số thông tin cơ bản:

  • Hợp đồng kỳ hạn - Forward Contract là gì?

Hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng có sự thỏa thuận ràng buộc giữa bên bán và bên mua. Trong đó, việc mua hoặc bán một số lượng sản phẩm sẽ được điều chỉnh dựa trên một mức giá cụ thể và ở một thời gian xác định. 

Với thị trường chứng khoán phái sinh, hợp đồng kỳ hạn là các sản phẩm được phép tùy chỉnh. Bởi loại hợp đồng này tồn tại theo hình thức OTC (không cần kê đơn). Thế nhưng phải đảm bảo:

  • Về mức giá: Được xác định với sự đồng thuận của cả bên bán - bên mua.
  • Về số lượng: Được xác định trước với sự nhất trí của bên bán - bên mua.
  • Về thời gian: Yêu cầu xác định về thời gian hết hạn bằng một ngày xác thực. 
  • Về thanh toán: Có thể áp dụng bằng tài chính hoặc giao hàng thực tế. 
so sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn Tìm hiểu về Hợp đồng kỳ hạn Forward Contract

Ví dụ:

Bên A ký kết hợp đồng kỳ hạn mua hàng (lúa) với bên B vào ngày 01/01/2023. Thời gian hợp đồng là 3 tháng (01/03/2023). Khối lượng hàng hoá là 1 tấn lúa. Giá trị hợp đồng là 540 USD/tấn.

- A là bên mua kỳ hạn. B là bên bán kỳ hạn. 

- Tại thời điểm đáo hạn (sau ngày 01/03/2023), bất kể tình hình thị trường, A phải mua 1 tấn lúa đã thoả thuận với B. Và B phải bán cho A 1 tấn lúa với mức giá 540 USD. 

  • Hợp đồng tương lai - Future Contract là gì?

Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng có sự thỏa thuận ràng buộc giữa bên bán và bên mua về mặt pháp lý. Trong đó, việc mua hoặc bán một số lượng sản phẩm sẽ được xác định với thời gian sắp tới. 

Hợp đồng tương lai được xem là công cụ tài chính tiêu chuẩn hoá. Đối với thị trường phái sinh, loại hợp đồng này cơ bản phải tuân thủ các yếu tố:

  • Về mức giá: Xác định theo mức giá thị trường mở, được phát triển liên tục. 
  • Về số lượng: Được xác định dựa trên số lượng đơn vị của tài sản cơ bản. 
  • Về thời gian: Thời gian hết hạn là khi hợp đồng không còn đưa ra giao dịch. 
  • Về thanh toán: Được thỏa thuận bằng tài chính hoặc giao hàng thực tế. 
Forward Contract vs Future Contract Tìm hiểu về Hợp đồng tương lai - Future Contract

Ví dụ:

Bên A ký kết hợp đồng tương lai mua hàng (lúa) với bên B vào ngày 01/01/2023. Thời gian hợp đồng là 3 tháng (01/03/2023). Khối lượng hàng hoá là 1 tấn lúa. Giá trị hợp đồng lúc mua hàng là 540 USD/tấn. 

- A là bên mua tương lai. B là bên bán tương lai.

- Tại thời điểm đáo hạn (sau ngày 01/03/2023), thị trường thay đổi với giá tăng 580 USD/tấn lúa. Bên A phải mua 1 tấn lúa với giá trị trường thực lúc này là 580 USD/tấn hoặc phải thanh toán chênh lệch ở mức tương đương. 

Xem thêm: Đáo hạn phái sinh

2. So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Mặc dù cùng thuộc thị trường phái sinh nhưng hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn sẽ có các điểm phân biệt rõ rệt. Việc so sánh Forward Contract vs Future Contract dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Cụ thể là về những điểm giống nhau và khác nhau:

  • Điểm giống nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai chứa những điểm giống nhau như sau:

  • Thứ nhất, đều thuộc sản phẩm của thị trường tài chính phái sinh
  • Thứ hai, có giá trị phụ thuộc vào giá của loại tài sản cơ sở ban đầu
  • Thứ ba, quyền kiểm soát cho bên bán và bên mua theo thời gian xác định
  • Thứ tư, có thể thanh toán bằng tài chính hoặc giao hàng hóa thực tế
Forward Contract vs Future Contract Những điểm giống nhau của hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai
  • Điểm khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai 

Phân biệt hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) - hợp đồng tương lai (Future Contract) với những điểm khác nhau như sau:

Tiêu chí so sánh

Loại Hợp đồng kỳ hạn

Loại hợp đồng tương lai

Khái niệm

Là sự thỏa thuận, thống nhất giữa hai bên để tiến hành bán hoặc mua một lượng tài sản, tại một thời điểm và mức giá xác định. 

Là sự thỏa thuận, thống nhất giữa hai bên để tiến hành bán hoặc mua một lượng tài sản, tại một thời điểm xác định trong tương lai, với mức giá có thể điều chỉnh theo thị trường. 

Cấu trúc hợp đồng

Tùy chỉnh theo nhu cầu

Theo tiêu chuẩn hoá

Kích thước hợp đồng

Phụ thuộc vào thỏa thuận

Hợp đồng theo tiêu chuẩn chung

Mục đích hợp đồng

Sử dụng giao dịch Hedging

Sử dụng với nhu cầu đầu cơ

Tiêu chuẩn hóa hợp đồng

- Điều kiện, khối/số lượng, giá trị của những tài sản cơ sở không cần chuẩn hóa

- Tài sản cơ sở tương đối đa dạng, chấp nhận nhiều loại khác nhau

- Điều kiện, khối/số lượng, giá trị của những tài sản cơ sở được chuẩn hóa theo quy định

- Giao dịch tại các sàn chứng khoán phái sinh

Phương pháp giao dịch

Giao dịch trực tiếp giữa bên bán và bên mua

Báo giá cụ thể và giao dịch trên sàn giao dịch

Thị trường giao dịch

Thị trường giao ngay OTC

Thị trường được tập trung (dựa vào sàn)

Yêu cầu ký quỹ

Không cần thực hiện ký quỹ

Các bên phải thực hiện ký quỹ

Khả năng bù trừ

Không có

Bù trừ dựa vào giá thực của thị trường

Đóng vị thế giao dịch

Chờ đến khi đáo hạn

Bằng cách tham gia giao dịch vị thế ngược đối với hợp đồng kỳ hạn tương tự

Bất kỳ lúc nào

Bằng cách tham gia giao dịch vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự

Thời điểm thanh toán

Thanh toán vào thời điểm giao hàng

Thanh toán mức lãi/lỗ hàng ngày

Tính thanh khoản

Tính thanh khoản thấp

Tính thanh khoản cao

Tài sản thế chấp

Đa dạng với nhiều loại tài sản cơ sở

Thế chấp theo mức tiêu chuẩn hoá

Yếu tố rủi ro giao dịch

Rủi ro cao hơn do tính thanh khoản khá thấp

Rủi ro thấp hơn do tính thanh khoản cao hơn

3. Nhà đầu tư nên chọn Forward Contract hay Future Contract?

Thông qua việc so sánh hợp đồng tương lai - hợp đồng kỳ hạn đã cho thấy những mặt ưu điểm và hạn chế của từng loại. Nhìn chung, hợp đồng tương lai có sự nổi bật hơn, với nhiều điểm tích cực để nhà đầu tư quan tâm lựa chọn. 

Một số lý do để nhà đầu tư nên chọn hợp đồng tương lai vì:

  • Có tính thanh khoản cao, giúp hạn chế rủi ro khi giao dịch
  • Có khả năng tối ưu lợi nhuận nếu dự đoán đúng xu hướng giá trong tương lai
  • Có thể tận dụng đòn bẩy, sử dụng vốn ít nhưng cơ hội giao dịch lại lớn hơn
  • Yêu cầu ký quỹ với các bên theo tiêu chuẩn, nhằm đảm bảo an toàn giao dịch
  • Mở/đóng vị thế linh hoạt, phù hợp giao dịch lướt sóng, tận dụng thị trường giá
hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai Nên chọn hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng tương lai

Đối với trader mới bước chân vào thị trường, nên làm quen bằng cách thực hiện các bài tập về hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai. Đây là những giao dịch trải nghiệm có trên tài khoản demo miễn phí. Điều này nhằm giúp nhà đầu tư mới hiểu rõ và nắm vững giao dịch. Từ đó giúp cho việc lựa chọn đầu tư đạt hiệu quả tối ưu hơn. 

4. Kết luận

Trên đây là những thông tin so sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai. Qua tìm hiểu đã cho thấy các điểm giống nhau và khác nhau của hai loại công cụ phái sinh này. Theo đó, hợp đồng phái sinh mang một số ưu thế nổi bật và ưu việt hơn. Nếu lựa chọn đầu tư, bạn có thể tham khảo kỹ càng và đưa ra quyết định chính xác cho mình. 

Duy Thanh

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến