logo
Theo dõi investo trên google news

thứ bảy, 15/07/2023

Lệnh Stop Order là gì? Các loại lệnh dừng và hướng dẫn đặt lệnh trong phái sinh hàng hóa

Mọi nhà đầu tư đều mong muốn bảo vệ lợi nhuận và hạn chế thua lỗ tốt nhất khi tham gia vào thị trường giao dịch. Và lệnh Stop Order sẽ giúp nhà đầu tư quản lý các vị thế mà không cần phải liên tục theo dõi sự biến động thị trường. Vậy Stop Order là gì? Các loại lệnh dừng và ưu, nhược điểm như thế nào? Hãy cùng Investo tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

Lệnh Stop Order là gì?

Stop Order hay còn gọi là lệnh dừng, đây là lệnh điều kiện đặt chờ với giá đặt và giá kích hoạt đã được xác định trước (giá dừng). Lệnh thường được các nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng để chốt lời hay cắt lỗ hợp lý, thu được nguồn lợi nhuận tối ưu. Khi chạm đến giá dừng, lệnh Stop Order sẽ được kích hoạt và trở thành lệnh thị trường (Market Order).

Trong trường hợp giá trên thị trường không đạt hoặc vượt qua mức giá dừng thì lệnh chưa được khớp, sẽ ở trạng thái “treo” (Memorandum Order).

<yoastmark class=

Xem thêm: Lệnh LO là gì

Một số thuật ngữ cơ bản trong Stop Order

Sau khi hiểu rõ được khái niệm lệnh dừng là gì, nhà đầu tư cần nắm bắt những thuật ngữ cơ bản dưới đây để việc kiểm soát và đặt lệnh trở nên dễ dàng hơn. 

  • Giá đặt lệnh, hay còn có tên là giá dừng (Order Price - OP): Đây là mức giá của Stop Order phát sinh khi đã đáp ứng các điều kiện. Giá phải được đặt ngay lúc thiết lập lệnh và tuân thủ về các nguyên tắc bước giá, thỏa mãn biên độ trần sàn của ngày giao dịch.
  • Giá kích hoạt lệnh (Trigger Price - TP): Đây là giá được dùng để đối chiếu với giá thị trường của hợp đồng tương lai. Qua đó xác định điều kiện kích hoạt của lệnh có thỏa mãn hay không. Đây cũng chính là giá giới hạn khi giá chạm mức giá dừng của lệnh dừng giới hạn (Stop Limit Order).
Stop Order Giá kích hoạt xác định bởi lệnh có thỏa mãn các điều kiện hay không
  • Giá thị trường (Market Price - MP): Là giá khớp cuối cùng của hợp đồng tương lai. Giá thị trường là giá tham chiếu vào đầu giờ giao dịch khi chưa có giá khớp gần nhất hoặc trong phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ mở cửa.
  • Nguyên tắc khi hủy/chỉnh sửa lệnh: Lệnh Stop Order chỉ bị hủy trong trường hợp chưa gửi vào sàn và đang ở trạng thái “Chờ kích hoạt”. Lệnh con được sinh ra từ lệnh gốc và có thể được hủy/chỉnh sửa cần tuân theo nguyên tắc của lệnh thông thường. Nhà đầu tư có thể sửa tất cả các thông tin trên lệnh dừng bao gồm:
  • Giá đặt lệnh: Là mức giá nhà đầu tư đặt ra để thực hiện giao dịch.
  • Khối lượng: Là khối lượng giao dịch theo mong muốn của nhà đầu tư.
  • Điều kiện kích hoạt: Cho phép chọn lớn hơn hoặc bằng hay bé hơn hoặc bằng với giá kích hoạt.
  • Giá kích hoạt: Là mức giá mà nhà đầu tư cài đặt để làm điều kiện kích hoạt lệnh dừng.
  • Hiệu lực của lệnh dừng: Lệnh Stop Order có hiệu lực trong ngày (Day), mãi mãi, đến khi hủy lệnh (Good Till Cancel) hoặc đến khoảng thời gian nhất định (Date, Time). Ngày kết thúc là ngày cuối cùng có hiệu lực của lệnh dừng và chỉ được kích hoạt 1 lần duy nhất trong thời gian hiệu lực.
  • Trailing Limit (TLMT): Lệnh thả nổi theo chiều biến động trên thị trường. Giá LMT sẽ thay đổi theo giá đi lên của thị trường nếu là Buy. Ngược lại, giá LMT sẽ thay đổi theo giá của thị trường đi xuống nếu là Sell.
  • Trailing Stop (TSTP): Lệnh thả nổi theo chiều biến động của thị trường và thay đổi ngược lại so với giá LMT. Giá STP đặt sẽ thay đổi khi giá thị trường đi xuống đối với chiều Buy. Và giá STP sẽ thay đổi khi giá thị trường đi lên đối với chiều Sell. 
stop order là gì Lệnh dừng có thể có hiệu lực trong ngày, mãi mãi, đến khi hủy lệnh hoặc đến một khoảng thời gian nhất định

2 Loại lệnh dừng Stop Order thông dụng hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại lệnh dừng được sử dụng phổ biến, đó là lệnh dừng Stop Order và Stop Limit Order.

Lệnh dừng Stop Order - lệnh STP

Lệnh dừng Stop Order hay còn gọi là chỉ thị dừng (lệnh STP) là một cơ chế để ra chỉ thị cho nhà đầu tư có thể mua một tài sản nhất định với giá cao hơn hoặc bán với giá thấp hơn so với giá thị trường hiện đang lưu hành. 

Lệnh dừng có thể được nhà đầu tư sử dụng để mở vị thế mới khi giá vượt ra khỏi mức giá dừng. Có 2 loại lệnh dừng STP là lệnh dừng để bán và lệnh dừng để mua. 

  • Lệnh dừng để bán (Sell Stop Order): Giá khớp bằng hoặc thấp hơn giá dừng, được nhà đầu tư thực hiện phương pháp mua chứng khoán nắm giữ và sau đó bán chứng khoán để thu lời, còn gọi là mua trước bán sau.
  • Lệnh dừng để mua (Buy Stop Order): Giá khớp có thể bằng hoặc cao hơn giá dừng, nhà đầu tư thực hiện phương pháp bán trước mua sau. 

Lệnh dừng STP có hiệu lực tính từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc khi lệnh bị hủy bỏ. Lệnh Stop Order trở thành lệnh thị trường nếu giá tài sản bằng hoặc vượt qua mức giá đã đặt ra trước đó. Lệnh thường được nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng để tránh thua lỗ thêm khi giá đi hướng ngược lại với giao dịch. Tuy nhiên, không có sự đảm bảo nào cho rằng giá thực hiện sẽ là giá dừng.

lệnh dừng Lệnh Stop Order có thể khiến nhà đầu tư mua/bán chứng khoán với mức giá cao hơn hoặc thấp hơn so với giá thị trường hiện hành

Lệnh dừng giới hạn Stop Limit Order - lệnh STL

Nếu nhà đầu tư dùng lệnh Stop Order đối với một loại chứng khoán thì khi tất cả lệnh dừng được kích hoạt sẽ gây nên tình trạng giá cả bị “bóp méo”. Để hạn chế tình trạng này, nhiều người sẽ sử dụng lệnh dừng giới hạn Stop Limit Order (lệnh STL) - sự kết hợp của lệnh dừng (lệnh Stop) và lệnh giới hạn (lệnh Limit).

Nếu giá chạm đến mức kích hoạt thì lệnh giới hạn sẽ tự động kích hoạt và thực thi ngay cả khi nhà đầu tư không Online. Lệnh dừng giới hạn giúp bảo vệ lợi nhuận hay hạn chế sự thua lỗ của nhà đầu tư. Đồng thời khắc phục sự bất ổn tiềm ẩn của mức giá thực hiện trong lệnh dừng. Khi sử dụng lệnh này, nhà đầu tư cần xác định rõ 2 mức giá là giá dừng và giá giới hạn.

lệnh stop order trong phái sinh Lệnh dừng giới hạn tối ưu hơn so với các lệnh khác, giúp nhà đầu tư có thể đặt lệnh ở mức giá kỳ vọng và mức giá dừng

Xem thêm: Lệnh Stop Limit Order

Ưu - nhược điểm khi sử dụng lệnh dừng

Khi sử dụng các loại lệnh trong giao dịch, nhà đầu tư luôn muốn tối ưu và tận dụng được những ưu điểm về lệnh đó. Để đạt được mục tiêu này, nhà đầu tư cần hiểu rõ ưu, nhược điểm của lệnh. 

Sau đây là những ưu và nhược điểm khi sử dụng lệnh dừng trong giao dịch:

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm thời gian theo dõi diễn biến thị trường: Lệnh dừng Stop Order tự động kích hoạt khi mức giá thị trường biến động khớp với giá mà nhà đầu tư đã đặt ra. 
  • Hạn chế rủi ro: Lệnh Stop Order cho phép tài sản dao động về giá. Lệnh thường được nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng để tránh thua lỗ thêm khi giá giảm, đi ngược lại với hướng giá giao dịch. 
  • Có thể mở vị thế mới khi giá vượt ra khỏi mức giá dừng: Nhà đầu tư có thể mở vị thế mua hay vị thế bán khi giá thay đổi, không cần liên tục theo dõi thị trường và có mặt chính xác vào thời điểm thực hiện.
  • Hạn chế giá cả của chứng khoán bị “bóp méo”: Việc kết hợp 2 lệnh là lệnh dừng (lệnh Stop) và lệnh giới hạn (lệnh Limit) để tạo ra lệnh dừng giới hạn (Stop Limit Order) giúp nhà đầu tư có thể chốt lời và cắt lỗ một cách hợp lý.
  • Cải thiện tâm lý của nhà đầu tư: Việc không cần theo dõi diễn biến thị trường biến động liên tục sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những cảm xúc lo lắng, hồi hộp. Thông qua đó sẽ có những giao dịch không phụ thuộc vào tâm lý và được thực hiện một cách khách quan hơn.

<yoastmark class=

Nhược điểm:

  • Không đảm bảo được việc thực hiện: Lệnh dừng có thể bị trượt vị thế đóng/mở nếu có những chuyển động hoặc khoảng trống lớn trên thị trường đầu tư. 
  • Có thể mất lợi nhuận tiềm năng: Khi nhà đầu tư sử dụng lệnh dừng và chuyển động thị trường chỉ trong thời gian tạm thời thì có thể dẫn đến việc bỏ lỡ những cơ hội mua - bán với giá tốt trong giao dịch.

Hướng dẫn cách đặt lệnh Stop Order trong phái sinh hàng hóa

Cách đặt lệnh dừng Stop Order trong phái sinh khá đơn giản và nhanh chóng, nhà đầu tư chỉ cần làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Nhập thông tin giá dừng (và giá giới hạn nếu là lệnh dừng giới hạn Stop Limit Order).
  • Nhập số lot giao dịch theo mong muốn.
  • Thực hiện nhấn chọn loại lệnh Stop Order là STP hoặc STL.
  • Thay đổi hiệu lực lệnh là Day, GTC,…
  • Cuối cùng nhấn xác nhận để hoàn tất đặt lệnh dừng Stop Order.

<yoastmark class=

Kết luận

Qua bài viết trên, hy vọng các nhà đầu tư đã hiểu rõ về lệnh Stop Order là gì và những thông tin liên quan về loại lệnh dừng phổ biến này. Có thể thấy, lệnh Stop Order được nhiều nhà đầu tư sử dụng để bảo vệ nguồn lợi nhuận và hạn chế sự thua lỗ khi tham gia thị trường giao dịch. Tuy nhiên, cũng như những lệnh khác, lệnh dừng cũng tồn tại những ưu, nhược điểm nhất định. Vì vậy, việc kết hợp các loại lệnh với nhau sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra những lựa chọn thông minh về chiến lược giao dịch.

Huỳnh Hà

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến